* Trên lĩnhvực chính trị - ngoại giao
Để củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc một cách toàn vẹn, Ấn Độ xác định cần phải xây dựng được môi trường hòa bình và ổn định với các nước láng giềng và các quốc gia trong khu vực. Việc điều chỉnh mối quan hệ với Trung Quốc là một vấn đề rất quan trọng đối với quá trình này, Ấn Độ hy vọng sẽ tạo ra những điều kiện về lâu dài để giải quyết vấn đề tranh chấp biên giới giữa hai nước, trung lập hóa Trung Quốc trong mối quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan, hạn chế bớt sự chống đối từ các phần tử ly khai được cả Pakistan và Trung Quốc hậu thuẫn. Mặt khác, xây dựng không khí hòa bình trong quan hệ với Trung Quốc giúp Ấn độ phát triển buôn bán thương mại với thị trường quy mô rất lớn này.
Vượt lên những nghi ngại về an ninh - quốc phòng và tranh chấp biên giới, quan hệ chính trị trị ngoại giáo Ấn - Trung được cải thiện nhưng sự khác biệt chiến lược ngày càng tăng. Ấn Độ chủ trương tăng cường quan hệ với Trung Quốc trên nhiều nội dung mà hai bên có chung lợi ích. Với những nỗ lực của Ấn Độ, mối quan hệ với Trung Quốc dần vượt qua những rào cản trong lịch sử, hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn. Năm hữu nghị Trung Quốc - Ấn Độ và chuyến thăm của Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào đến Ấn Độ năm 2006 đánh dấu một mốc mới trong lịch sử quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Đây là chuyến viếng thăm đầu tiên của người đứng đầu Nhà nước Trung Quốc đến Ấn Độ trong một thập niên đầu thế kỷ XXI. Ấn Độ đã thúc đẩy Trung Quốc thông qua một kế hoạch 10 điểm1 nhằm củng cố quan hệ, và duy trì các mối quan tâm nhạy cảm đối với nhau.
Ấn Độ có nhiều nỗ lực trong việc phát triển hợp tác và giải quyết những bất đồng trong vấn đề biên giới với Trung Quốc. Thủ tướng Manmohan Singh tái khẳng định tầm quan trọng của nỗ lực sớm tìm ra giải pháp cho bất đồng biên giới giữa hai nước trong chuyến thăm Trung Quốc năm 2008, và khẳng định rằng Ấn Độ sẽ không chấp nhận bất cứ sự thỏa hiệp nào về vấn đề biên giới. Đồng thời, Thủ tướng Manmohan Singh đồng ý với Trung Quốc thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.
1Kế hoạch 10 điểm của Ấn Độ và Trung Quốc bao gồm: (1) đảm bảo sự phát triển toàn diện của mối quan hệ song phương; (2) đẩy mạnh các mối liên hệ mang tính nhà nước và các cơ chế đối thoại; (3) thúc đẩy các trao đổi kinh tế và thương mại; (4) mở rộng hợp tác có lợi cho cả hai bên trên tất cả các lĩnh vực; (5) xây dựng lòng tin thông qua hợp tác quân sự; (6) sớm tìm kiếm các giải pháp cho các vấn đề nổi cộm; (7) thúc đẩy các hoạt động hợp tác và các mối quan hệ xuyên biên giới; (8) thúc đẩy hợp tác khoa học và công nghệ; (9) tăng cường các mối quan hệ văn hóa tạo điều kiện thuận lợi cho mối quan hệ giữa người dân hai nước; (10) mở rộng quan hệ hợp tác ở các cấp độ khu vực và quốc tế.
Hai nước ký 5 bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực đường sắt, xây dựng nhà ở, khoa học địa chất, quản lý nguồn đất đai và y học cổ truyền.
Với quyết tâm phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược tới hòa bình và phồn vinh, thúc đẩy xây dựng thế giới hài hòa, hòa bình lâu bền, Ấn Độ tin rằng, quan hệ hữu nghị và sự cùng phát triển của Trung Quốc và Ấn Độ sẽ có ảnh hưởng tích cực đối với tương lai của hệ thống quốc tế. Trong thế kỷ mới, năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình cần phải tiếp tục trở thành nguyên tắc chỉ đạo cơ bản để các nước phát triển quan hệ hữu nghị, tạo điều kiện cho loài người thực hiện hòa bình và phát triển. Việc không ngừng thúc đẩy dân chủ hóa và đa phương hóa quan hệ quốc tế là mục tiêu quan trọng của thế kỷ mới. Theo Thủ tướng Manmohan Singh, quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ sẽ có tầm ảnh hưởng khu vực và toàn cầu quan trọng trong thế kỷ này. Bởi vậy, Ấn Độ sẽ tiếp tục tích cực phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược với Trung Quốc[87].
Ấn Độ chủ trương xích lại gần hơn với Trung Quốc, Trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào ở thành phố Uran (Nga) bên lề hội nghị BRIC năm 2009, Thủ tướng Manmohan Singh cho biết, Ấn Độ sẽ xem quan hệ với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu và mong muốn tăng cường hợp tác hai nước trên nhiều lĩnh vực. Năm 2010, Ấn Độ đã đạt được hai thỏa thuận với Trung Quốc, nhưng chưa tạo bứt phá chiến lược. Hai vấn đề Ấn Độ quan tâm là giải quyết tranh chấp biên giới và chiếc ghế Hội đồng bảo an vẫn chưa được giải quyết. Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh cũng đã nhiều lầnhội kiến song phương với các lãnh đạo nhà nước Trung Quốc tại các diễn đàn quốc tế. Nhiều hoạt động giao lưu và hợp tác quan hệ giữa hai nước đã phát huy vai trò quan trọng trong việc kéo quan hệ với Trung Quốc ngày càng xích lại gần hơn[41].
Tuy nhiên, trong quan hệ với Trung Quốc trong năm 2011 vẫn xuất hiện những nổi cộm về vấn đề biên giới và đặc biệt là Biển Đông. Trung Quốc phản đối sự xuất hiện của Ấn Độ tại Biển Đông. Ấn Độ bác bỏ và nhấn mạnh đây là vùng biển quốc tế, mọi việc phải dựa trên pháp luật và thông lệ quốc tế, cụ thể là phải dựa trên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982. Cách tiếp cận của Ấn Độ trong vấn đề này thể hiện tư tưởng trung lập tích cực và xuất phát từ lợi ích kinh tế của Ấn Độ. Ấn Độ là một nước đang phát triển mạnh mẽ và có nhu cầu rất lớn về vận chuyển hàng hóa và dầu mỏ qua đường biển. Khu vực Biển Đông là tuyến hàng hải quan trọngcủa Ấn Độ bên cạnh Eo biển Malacca. Ấn Độ khẳng địnhđây là các tuyến hàng hải quốc
tế chứ không phải của riêng một nước nào. Thủ tướng Manmohan Singh nhiều lần nhắc lại tại EAS tháng 11-2011 rằng, “thế giới có đủ không gian cho cả Ấn Độ và Trung Quốc” cùng phát triển một cách hòa bình. Điều này cho thấy quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ là rất phức tạp, khó có thể thiết lập được một mối quan hệ ổn định, hữu nghị.
Năm 2013 quan hệ ngoại giao vớiTrung Quốcbước vào giai đoạn hợp tác mới, là giai đoạn hợp tác trên cơ sở đặtlợi ích chung giữa hai nước lên trên các bất đồng. Ấn Độ đã đạt được đột phá quan trọng đối với Trung Quốc đối với hai vấn đề then chốt nhất là giải quyết tranh chấp biên giới và thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại. Ấn Độ đã thúc đẩy thiết lập một thỏa thuận hợp tác phòng thủ trên khu vực biên giới, sau khi quân đội hai phía đã xảy ra một cuộc đối đầu tại vùng lãnh thổ Himalaya vào đầu năm 2013. Thủ tướng Manmohan Singh cho rằng, thỏa thuận này “sẽ thêm vào các công cụ hiện có nhằm đảm bảo hòa bình, ổn định và tính dễ dự đoán trên khu vực biên giới của hai bên”[162]. Thủ tướng Manmohan Singh khẳng định hòa bình và ổn định tại biên giới hai nước là một yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự phát triển và thúc đẩy hợp tác song phương. Có thể thấy rằng, Ấn Độ luôn có cách tiếp cận rất có trách nhiệm trong việc quản lý biên giới nhưng đồng thời cũng đầy quyết tâm bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ của đất nước. Tiếp đó, hai bên đưa ra Tuyên bố chung “Tầm nhìn tương lai phát triển đối tác hợp tác và chiến lược Trung Quốc-Ấn Độ” trong bối cảnh Thủ tướng Manmohan Singh đang ở thăm Trung Quốc nhằm tìm đường vào thị trường Trung Quốc và thu hút đầu tư vào Ấn Độ, tuyên bốxác định những biện pháp xây dựng hòa bình và ổn định tại biên giới Trung Quốc - Ấn Độ nhằm bảo đảm cho sự phát triển và thúc đẩy hợp tác hai nước.
* Trên lĩnh vực kinh tế - thương mại
Dưới thời Thủ tướng Manmohan Singh Chính, Ấn Độ đã chủ động mở rộng quan hệ kinh tế - thương mại với Trung Quốc nhằm chấn hưng nền kinh tế, “tận dụng tối đa sức mạnh mềm”, tăng cường thương mại, đầu tư của Trung Quốc vào Ấn Độ. Thông qua hợp tác trên lĩnh vực kinh tế thương mạigiải quyết vấn đề tranh chấp biên giới giữa hai nước. Hợp tác kinh tế thương mại song phương đã trở thành nền tảng của mối quan hệ Ấn Độ với Trung Quốc, Trung Quốc làđối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ. Đây là yếu tố quan trọng trong chiến lược quan hệ đối tác, hợp tác giữa hai nước. Ấn Độ được xem Trung Quốc là đối thủ chiến lược kể từ giữa thế kỷ XX, tuy nhiên trong những năm đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của
Ấn Độ và Chính phủ Ấn Độ đã thành công khi nhận được sự hỗ trợ đầu tư nhiều hơn của Trung Quốc. Tuy vẫn còn những hạn chế song quan hệ thương mại với Trung Quốc đã có nhiều thay đổi tích cực. Ấn Độ chủ độngthiết lậpnhiều cơ chếđể nâng cao và tăng cường mối quan hệ hợp tác kinh tế với Trung Quốc. Mối quan hệ kinh tế và đầu tư thương mại với Trung Quốc đã có những bước phát triển nhanh chóng trong suốt hai nhiệm kỳ của Thủ tướng Manmohan Singh.
Có thể thấy rằng, cùng với những nỗ lực thúc đẩy quan hệ trên lĩnh vực chính trị, chính phủ Ấn Độ không ngừng thúc đẩy đàm phán hợp tác với Trung Quốc về kinh tế - thương mại, đầu tư với nhiều hiệp định được ký kết. Điều này xuất phát từ mục tiêu của Ấn Độ là mong muốn tạo dựng môi trường quốc tế tốt đẹp, đặc biệt là môi trường xung quanh, tập trung sức lực phát triển kinh tế, xác lập chiến lược lấy hợp tác kinh tế thương mại làm “nòng cốt”, thúc đẩy quan hệ với Trung Quốctiến vào con đường phát triển toàn diện nhanh chóng. Chính vì thế, thương mại song phương giai đoạn này luôn tăng trưởng với tốc độ cao. Năm 2000, thương mại giữa Ấn Độ và Trung Quốc chưa đạt mức 3 tỷ USD và đến năm tài khóa 2013-2014 tổng kim ngạch thương mại của hai nước tăng lên đạt 78,5 tỷ USD[189; tr.131-149]. Quan hệ kinh tế thương mại hai nước phát triển và đạt được những kết quả đáng kể, tuy nhiên Ấn Độ vẫn phải đối mặt với thâm hụt thương mại xuất nhập khẩu với Trung Quốc ngày càng tăng, đến cuối năm 2012, thâm hụt thương mại của Ấn Độ là 29 tỷ USD[163].
Trong lĩnh vực đầu tư, Ấn Độ trở thành thị trường thu hút lớn nhất cho các dự án từ phía Trung Quốc. Tổng số dự án được thực hiện dưới thời thời Thủ tướng Manmohan Singh lên tới hơn 55 tỷ USD. Theo số liệu của Trung Quốc, tích lũy đầu tư của Trung Quốc vào Ấn Độ cho đến tháng 12-2011 đạt mức 575,70 triệu USD, trong khi đầu tư củaẤn Độvào Trung Quốc là 441,70 triệu USD. [182].
* Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội
Quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc đã mở rộng đáng kể cả về phạm vi và cường độ trong thập kỷ qua. Kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, Ấn Độ đã quyết định chọn năm 2010 là “Năm hữu nghị và hợp tác” hai nước đã ký một chương trình trao đổi văn hóa cho phép nhân dân hai nước hợp tác, phối hợp trong lĩnh vực trao đổi và phát triển văn hóa. Trong năm 2012, hai nước tiếp tục ký kết mộtthỏa thuận cũng được ký kết giữa hai nước, Ấn Độ cho phép việc giảng dạy tiếng Trung trong các trường học của Ấn Độ. Đồng thời, để phổ biến và giảng dạy tiếng Hinddi ở Trung Quốc, hai trung tâm phụ trách việc phát triển
tiếng Hindi ở Trung Quốc đã được thành lập trong các trường đại học nổi tiếng là Quảng Châu và Thượng Hải. Để tăng cường quan hệ hợp tác văn hóa, Ấn Độ đã xuất bản cuốn sách Ấn Độ và Trung Quốc -một nghìn năm quan hệ văn hóa ra cả hai ngôn ngữ. Để tạo điều kiện cho các trí thức hai nước có thể tìm hiểu, giao lưu và nghiên cứu nền văn hóa của nhau, hai bên đã tổ chức nhiều chuyến thăm viếng hữu nghị giữa các đoàn ngoại giao hai nước. Tờ nhật báo Ấn Độ ngày nay còn có ấn bản tiếng Trung với lượng độc giả hơn 20.000 người. Ấn Độ tăng cường sử dụng sức mạnh mềm thông qua nền văn hóa đa dạng của mình tại Trung Quốc, có một lượng lớn số người trẻ tuổi Trung Quốc mong muốn tìm hiểu về văn hóa và tôn giáo Ấn Độ. Trong các cuộc gặp gỡ với lãnh đạo nhà nước Trung Quốc, Ấn Độ đã đề xuất nhiều dự án hợp tác mớitrên các lĩnh vực văn hóa –xã hội…
Mặc dù hợp tác song phương với Trung Quốc ngày càng phát triển, song các yếu tố gây ra căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vẫn còn tồn tại và trên một số phương diện lại đang trở nên rõ ràng hơn. Trong lĩnh vực an ninh, tiếp tục xuất hiện của quân đội Trung Quốc vào khu vực tranh chấp biên giới Trung Quốc - Ấn Độ và sự hiện diện ngày càng nhiều của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương trở thành lực cản trong quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ. Trong lĩnh vực kinh tế, Ấn Độ có sự mất cân bằng lớn trong thương mại với Trung Quốc, do sự tác động từ các chính sách kinh tế của Trung Quốc, Trung Quốc đẩy mạnh khả năng cạnh tranh trên nhiều mặt trong ngành công nghiệp xuất khẩu của Ấn Độ. Mặc dù Ấn Độ đang cố gắng giảm căng thẳng trên một số lĩnh vực trong mối quan hệ hai nước, song khả năng cạnh tranh thương mại, chính sách không phù hợp và xung đột giữa hai nước vẫn chưa thể giải quyết triệt để.