Trước hết, tạo ra làn sóng cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại giữa Ấn Độ với các nước có trình độ phát triển kinh tế xấp xỉ nhau, cơ cấu ngành nghề khá giống nhau, hàng hóa gần như nhau, mà thị trường xuất khẩu lại hầu như tập trung ở Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu. Hiện tại, cả Việt Nam và Ấn Độ đều có một số mặt hàng xuất khẩu chủ chốt được tiêu thụ tại các thị trường Mỹ, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản…Đây đều là những mặt hàng Ấn Độ đều đang chiếm ưu thế về số lượng, chất lượng do áp dụng hiệu quả thành tựu công nghệ cao, còn hàng Việt Nam có điểm yếu là giá thành đầu vào cao. Những mặt hàng cùng chủng loại của Việt Nam, do vậy hàng của Việt Nam sẽ càng khó cạnh tranh hơn. Đó là chưa tính, đồng Rupee được tự do chuyển đổi, tỷ giá hối đoái của chúng sẽ thường xuyên giao động, làm cho sức cạnh tranh của hàng hóa Ấn Độ càng được nâng cao. Đối với các ngành mà các nước đang phát triển khác trong đó có Việt Nam đang mong muốn tập trung phát triển như các sản phẩm công nghệ cao thì Ấn Độ đều đã và đang phát triển với năng lực cạnh tranh cao. Các doanh nghiệp Việt Nam do vậy sẽ rất vất vả để có thể đứng vững ngay chính trên thị trường nội đia.
Ngoài ra, còn gây ra sự cạnh tranh trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào các nước. Ấn Độ có nhiều lợi thế cạnh tranh về nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ do vậy, đây là một điểm hấp dẫn các nhà đầu tư trên thế giới. Chính vì vậy, đã đang và sẽ còn diễn ra quyết liệt cuộc cạnh tranh về phân công lao động giữa Ấn Độ và các nước trong đó có Việt Nam.
Triển vọng hợp tác giữa hai quốc gia Việt Nam - Ấn Độ là rất lớn. Bên cạnh sự phát triển về thương mại ngày càng tăng - các dự án đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam ngày càng phát huy có hiệu quả. Hiện tại Ấn Độ là cường quốc hàng đầu về công nghệ thông tin và với Việt Nam đây là mảng tương đối mới. Sự hợp tác giữa
hai bên trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực là một tiềm năng lớn. Trong tương lai, chắc chắn những dự án đầu tư sẽ được triển khai ở Việt Nam, trong các lĩnh vực như hóa dầu; chế biến chè; dệt may; y dược và dầu khí sẽ phát triển hơn nữa. Việc khai thác những dự án này sẽ đưa Ấn Độ trở thành một đối tác quan trọng, tạo dựng hành trang mới trong quan hệ giữa hai nước.
Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ sẽ không tránh khỏi khó khăn, thách thức từ bên trong lẫn bên ngoài, nhưng mối quan hệ ấy cũng có nhiều thuận lợi và cơ hội để phát triển. Bề dày mối quan hệ, những khó khăn, thách thức đã vượt qua cũng như những thành tựu đã đạt được, chúng ta có cơ sở vững chắc để tin rằng mối quan hệ Việt Nam và Ấn Độ sẽ tận dụng mọi cơ hội và vượt qua thử thách để ngày càng khăng khít hơn, tốt đẹp hơn. Chính vì vậy mà chúng ta có thế rút ra những dự báo:
Thứ nhất, với quan hệ truyền thống hữu nghị lâu đời, với những thành tựu to lớn mà hai nước đạt được, nhất là trong gần 20 năm trở lại đây, triển vọng về sự hợp tác giữa Việt Nam - Ấn Độ, hứa hẹn nhiều thành công hơn nữa.
Thứ hai, hai nước có những điểm tương đồng về lịch sử văn hóa, quan điểm trong nhiều vấn đề quan trọng của khu vực và thế giới như hòa bình, an ninh, hợp tác phát triển, do đó có thể vượt qua nhiều thách thức trong một thế giới đầy biến động.
Thứ ba, hai nước Việt Nam - Ấn Độ, có nhiều tiềm năng để phát triển quan hệ họp tác. Hai nước đều là thị trường lớn về thương mại và đầu tư, có nguồn nhân lực dồi dào và tài nguyên phong phú, khoảng cách địa lý không xa giữa hai nước. Việt Nam là nước có vị trí trọng yếu trong chính sách “Hướng Đông” của Ấn Độ, là bàn đạp để Ấn Độ vươn xa, mở rộng với các nước trong khu vực và Việt Nam cũng là nước mà Ấn Độ sẽ chuyến giao công nghệ hiện đại, như lĩnh vực nguyên tử, công nghệ thông tin và trong lĩnh vực nông nghiệp.
Thứ tư, quyết tâm mạnh mẽ của lãnh đạo và nhân dân hai nước trong việc tăng cường trên tất cả lĩnh vực, thể hiện sinh động nhất là thành lập mối quan hệ chiến lược toàn diện Việt - Ấn.
Thứ năm, những thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức từ tình hình khu vực và thế giới cũng góp phần thúc đẩy quan hệ Việt - Ân tiếp tục phát triển. Đó là sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, thương mại và đầu tư quốc tế... Mặt khác, việc củng cố, thắt chặt quan hệ hai nước nhằm giúp mỗi nước đối phó một cách hiệu quả hơn với những thách thức, nguy cơ từ bên ngoài như chống tội phạm, khủng bố quốc tế, buôn lậu ma túy, thiên tai, biến thái khí hậu,
an ninh, HIV/AIDS... góp phần giữ vững an ninh khu vực và trên thế giới. Với những cơ sở trên, quan hệ việt Nam - Ấn Độ sẽ ngày càng được củng cố và phát triến mạnh hơn trên một bình diện rộng.