Chính sách đối ngoại của Ấn Độ đem lại những bài học kinh

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Chính sách đối ngoại của Ấn Độ dưới thời thủ tướng Manmohan Singh (Trang 155 - 196)

Trước hết là trong điều kiện thiên niên kỷ mới, thế giới bước vào giai đoạn nhiều biến động, đổi thay, việc điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ đem lại nhiều giá trị và bài học quý báu đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay, nhất là quan hệ với các nước lớn trên thế giới và các tổ chức quốc tế chủ yếu. Đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế, đứng trước tình hình gia tăng tự do hóa, quốc tế hóa và hội nhập quốc tế, việc từ bỏ, hoặc dần dần từ bỏ mô hình tăng trưởng do Chính phủ kiểm soát quá chặt và điều hành trực tiếp quá nhiều là rất cần thiết. Chính phủ chỉ nên tập trung vào các vấn đề kinh tế vĩ mô, giải quyết các vấn đề xã hội… Hơn nữa, trong điều kiện nhất siêu đa cường của thế giới, việc cải thiện quan hệ với Mỹ và đa số các nước lớn là nhân tố quan trọng, không thể thiếu để một quốc gia đẩy nhanh hội nhập quốc tế và cất cánh. Chính nhờ cải thiện được mối quan hệ với Mỹ, (cùng với một số nước lớn khác) mà Ấn Độ đã có được bước phát triển nhanh chóng như vậy. Thực tế cũng cho thấy, từ sau khi bình thường quan hệ với Mỹ, và sau đó là sự tiến triển của mối quan hệ Việt- Mỹ, kinh tế nước ta ngày càng có nhiều thuận lợi trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế.

Tiếp đến là bài học thành công từ Ấn Độ đạt được là sự kết hợp của các yếu tố: dân tộc, thời cơ quốc tế, chính sách đối ngoại đúng đắn, và sự chỉ đạo sát sao của các cơ quan Chính phủ. Muốn nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của khu vực, của quốc tế, một chủ trương, chính sách lớn phải có tầm nhìn bao quát, phải mang tính thời đại. Đây cũng là điểm quan trọng lý giải tại sao cũng là những nước đang phát triển lớn như Brazil, Indonesia lại kém thành công hơn.

Cuối cùng, là một nước có dân số đông nên việc giải quyết vấn đề việc làm, ổn định đời sống, nâng cao thu nhập của đại đa số nhân dân là việc cần phải được ưu tiên, sau đó mới phát triển các lĩnh vực khác. Ấn Độ luôn quan tâm tới vấn đề an ninh lương thực, đảm bảo đủ lương thực thiết yếu cho người dân trong nước, tuy nhiên, Ấn Độ xác định không thể dựa quá nhiều, quá lâu vào nông nghiệp để tạo ra mức phát triển nhanh cho nền kinh tế. Chính vì vậy, phải xây dựng cho mình một chính sách ngành nghề hợp lý bên cạnh ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài, các chính sách phát triển bền vững như ưu tiên giáo dục, bảo vệ môi trường, xây dựng cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ và tri thức

Tiểu kết chương 3

Trước sự chuyển biến sâu sắc của tình hình thế giới, khu vực và mỗi nước, Ấn Độ đã nhận thức cần phải có sự điều chỉnh chính sách đối nội và đối ngoại cho phù hợp với tình hình, nhằm tạo môi trường hòa bình, tranh thủ nguồn lực bên ngoài một cách tốt nhất phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Chính sách đối ngoại của Ấn Độ tập trung đẩy mạnh cải cách và mở cửa kinh tế, đồng thời điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ phù hợp với biến động chung của thế giới. Thông qua chính sách đối ngoại của mình, Ấn Độ đã có ảnh hưởng không nhỏ tới nền chính trị thế giới, quá trình triển khai sâu rộng các chính sách ngoại giao mới trên nhiều bình diện đã buộc các nước lớn, các khu vực chủ yếu và các tổ chức quốc tế phải có những thay đổi hợp lý để cùng hợp tác và phát triển.

Chính sách đối ngoại của Ấn độ thời kỳ Thủ tướng Manmohan Singh là chính sách đối ngoại toàn diện, trong đó tập trung vào phát triển kinh tế, hợp tác đầu tư trong và ngoài quốc gia, do vậy nó có tầm ảnh hưởng không nhỏ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực và thế giới. Sự trỗi dậy của Ấn Độ cùng nhiều nước Châu Á khác trong đó có Trung Quốc buộc các nước phương tây chuyển dịch trọng tâm bàn cờ địa- chính trị thế giới từ Tây Âu chuyển sang sang khu vực CA-TBD. Đồng thời vị thế và vai trò của Ấn Độ trong các tổ chức quốc tế và khu vực ngày càng được nâng cao, thông qua tất cả các yếu tố đó Ấn Độ đã góp phần tích cực vào việc giữ gìn hòa bình, an ninh thế giới, giải quyết các vấn đề toàn cầu.

Đặc biệt bước vào thế kỷ XXI, Ấn Độ xác định Việt Nam là trọng tâm trong chính sách hướng đông của mình, từ những mối quan hệ chính trị, ngoại giao, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hóa - giáo dục trong những năm đầu thế kỷ XXI ngày một toàn diện và đi vào chiều sâu. Quan hệ kinh tế, thương mại ngày càng phát triển. Quan hệ văn hóa - giáo dục phát triển phong phú, đa dạng. Việc triển khai chính sách đối ngoại của Ấn Độ trong giai đoạn này đã có ảnh hưởng không nhỏ tới Việt Nam, trước tiên phải nói tới là việc tăng cường hơn mối quan hệ song phương hai nước, sau đó là quá trình tác động lên nhiều mặt từ văn hóa, kinh tế - xã hội đến an ninh quốc phòng và đời sống chính trị ngoại giao Việt Nam.

Bước vào thế kỷ mới, thế giới vận động với những chuyển biến mạnh mẽ trong quan hệ quốc tế. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật - công nghệ đã mang lại những thời cơ nhưng cũng không ít những khó khăn thách thức đối với cả Việt

Nam và Ấn Độ. Xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa đã thúc đẩy mối quan hệ hợp tác kinh tế - chính trị giữa hai nước Việt - Ấn. quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đặt ra yêu cầu bức thiết phải đẩy mạnh hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa hai nước, nhất là bước vào thế kỷ XXI này, một thế kỷ mới với nhiều tiềm năng và hứa hẹn. Chính vì vây mà lãnh đạo hai nước đã sớm nhận thức rõ yêu cầu của lịch sử, cũng như của thời đại đã xác định đúng khuynh hướng phát triển và con đường phát triển của mối quan hệ đầy hứa hẹn.

Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ thời kỳ Thủ tướng Manmohan Singh (2004 - 2014) là mối quan hệ bình đẳng, tựnguyện, cả hai cùng có lợi, tôn trọng đường lối phát triển của nhau và không ngừng phát triển ngày càng bền chặt. Mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa Việt Nam - Ấn đã đang và sẽ góp phần quan trọng vào sự nghiệp giữ gìn hòa bình, ổn định hợp tác và phát triển trong khu vực và thế giới.

KẾT LUẬN

Bằng việc vận dụng tổng hợp các lý thuyết quan hệ quốc tế, phân tích chính sách đối ngoại, phương pháp phân tích theo cấp độ và các phương pháp phân tích chính sách khác, luận án đã làm rõ cơ sở hoạch định; quá trình triển khai chính sách đối ngoại Ấn Độ dưới thời Thủ tướng Manmohan Singh. Về cơ sở lý luận, luận án đã phân tích và làm rõ nền tảng lý luận của chính sách đối ngoại Ấn Độ là: Những triết lý truyền thống của Ấn Độ, Chủ nghĩa hiện thực bất bạo động của Mahatma Gandhi, quan điểm của Manmohan Singh về chính sách đối ngoại. Về cơ sở thực tiễn, luận án tập trung phân tích và làm rõ tác động của tình hình thế giới, khu vực, tình hình trong nước và những ảnh hưởng chính sách đối ngoại của Ấn Độ trước năm 2004 đến quá trình hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại của Ấn Độ dưới thời Thủ tướng Manmohan Singh.

Trên cơ sở kế thừa di sản đối ngoại của các chính phủ tiền nhiệm, chính quyền Thủ tướng Manmohan Singh đã có những điều chỉnh quan trọng, được thể hiện ở một số khía cạnh sau:

Một là, mục tiêu kinh tế được đưa lên hàng đầu, nếu như trước đây, phát triển kinh tế là ưu tiên thứ ba sau các mục tiêu bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, độc lập chính sách và bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế thì đến thời Thủ tướng Manmohan Singh mục tiêu kinh tế là ưu tiên số một. Mục tiêu này đã được cụ thể hóa trong cách thức thể hiện, Ấn Độ xác định rõ khu vực ưu tiên là các nước láng giềng, đồng thời thúc đẩy quan hệ Ấn Độ với các nước lớn, các khu vực, các trung tâm kinh tế thế giới, xây dựng môi trường hòa bình ổn định để phát triển kinh tế, củng cố vị thế của Ấn Độ trên trường quốc tế. Đây là những lợi ích cốt lõi của Ấn Độ. Chính phủ Ấn Độ chủ trương xây dựng chính sách đối ngoại hòa bình, trung lập, không liên minh, liên kết, sẵn sàng thiết lập quan hệ đối ngoại ưu tiên với các nước láng giềng, các nước lớn, các tổ chức khu vực và quốc tế, nhằm tranh thủ và tận dụng mọi nguồn lực phát triển kinh tế đất nước đồng thời nâng cao vai trò, vị thế của Ấn Độ trong khu vực và trên trường quốc tế, đưa Ấn Độ trở thành một trong những nước đóng vai trò quan trọng của thế kỷ XXI. Để đạt được các mục tiêu đối ngoại đó, chính phủ Ấn Độ chủ trương tăng cường quan hệ mọi mặt với các nước láng giềng, các nước lớn và các tổ chức khu vực, quốc tế. Chính sách đối ngoại của Ấn Độ trong giai đoạn 2004-2014 phản ánh tư duy thực dụng, chú trọng

vào các mục tiêu kinh tế, mang nhiều dấu ấn của Thủ tướng Manmohan Singh. Tư duy đối ngoại của Thủ tướng Manmohan Singh đã giúp Ấn Độ có những tiền đề thuận lợi để tiếp tục chính sách hội nhập với nền kinh tế quốc tế sâu rộng hơn ở những giai đoạn tiếp theo.

Hai là, Ấn Độ xây dựng đường lối, chính sách đối ngoại linh hoạt, thực dụng kết hợp sức mạnh quốc gia và các nguồn lực từ bên ngoài. Chính phủ Ấn Độ đã đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khó khăn sau cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, đạt được những kết quả đối ngoại có ý nghĩa lịch sử như củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc một cách toàn vẹn, duy trì ổn định chính trị, an ninh, trật tự xã hội; khôi phục và phát triển kinh tế, liên tục đạt tăng trưởng cao, khắc phục nhanh chóng ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính quốc tế đối với kinh tế đất nước, đời sống của người dân ngày càng tốt hơn; xây dựng mối quan hệ thân thiện hơn với các nước láng giềng, tạo lập môi trường hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển với Pakistan, Bangladesh; tăng cường quan hệ nhiều mặt với các nước lớn, đặc biệt là tranh thủ được sự hỗ trợ của Mỹ, phát triển quan hệ kinh tế với Trung Quốc góp phần nâng cao tăng trưởng kinh tế, củng cố tiềm lực an ninh - quốc phòng; tăng cường đẩy mạnh hội nhập Ấn Độ với cộng đồng quốc tế cả trong khuôn khổ khu vực và quốc tế, có quan hệ ngoại giao với nhiều nước trong cộng đồng quốc tế.

Đối với những cường quốc khu vực đang khao khát nổi lên nắm vai trò lãnh đạo một thế giới đa cực như Ấn Độ cần phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể gồm: (i) Nguồn lực bên trong của đất nước cho phép Ấn Độ có thể đóng vai trò dẫn đầu khu vực; (ii) Ấn Độ phải thể hiện thiện chí và năng lực của người có thể đảm đương vai trò lãnh đạo; (iii) Ấn Độ phải được chấp nhận như một nước lãnh đạo bởi sự công nhận của các nước láng giềng. Mặc dù là một nước lớn ở khu vực Nam Á tuy nhiên Ấn Độ vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu này. Hai yêu cầu đầu tiên được thể hiện khá rõ ràng khi Ấn Độ đã xác định nội dung ưu tiên trong chính sách đối ngoại là tập trung cho mục tiêu phát triển kinh tế và những cuộc gặp gỡ, hội đàm song phương của Thủ tướng Manmohan Singh nhằm thể hiện thiện chí và năng lực của người có thể đảm đương vai trò lãnh đạo. Tuy nhiên yêu cầu cuối cùng là Ấn Độ phải được chấp nhận như một nước lãnh đạo bởi sự công nhận của các nước láng giềng thì vẫn chưa được thực hiện bởi một số nước trong khu vực Nam Á,Pakistan vẫn từ chối thẳng thừng vai trò lãnh đạo của Ấn Độ khi từ chối tham gia

vào những sáng kiến khu vực do Ấn Độ đề xuất đồng thời đẩy mạnh quan hệ với Trung Quốc trong mọi hoàn cảnh. Các quốc gia khác trong khu vực cũng đặt ra nhiều thách thức khác để Ấn Độ có thể khẳng định vai trò lãnh đạo của mình.

Ấn Độ dưới thời Thủ tướng Manmohan Singh thể hiện sự hội nhập tốt hơn vào các tổ chức tài chính và thương mại quốc tế, ủng hộ các liên minh có lợi, có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong các vấn đề toàn cầu như: khủng bố quốc tế, vũ khí hủy diệt… Ấn Độ cũng sẵn sàng tham gia hợp tác trên các diễn đàn đa phương thể hiện thái độ tích cực và xây dựng của Ấn Độ trên các diễn đàn quốc tế.

Trong quá trình Ấn Độ đang điều chỉnh chiến lược chính sách đối ngoại của mình, Việt Nam luôn đóng vai trò quan trọng, là trọng tâm trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ. Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ với những bước tiến bền vững qua nhiều giai đoạn lịch sử đã và đang chứng tỏ một thực tế rằng hai quốc gia đều có những điểm tương đồng về lợi ích quốc gia và chia sẻ với nhau quan điểm chung về nhiều vấn đề song phương lẫn đa phương, khu vực và quốc tế. Có thể nhận thấy rằng “những lợi ích hội tụ về kinh tế và an ninh” là cơ sở thuyết phục hai đối tác thúc đẩy quan hệ chặt chẽ. Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam giúp Ấn Độ trở thành một cường quốc, chiếm ưu thế ở khu vực Đông Á, đặc biệt là Đông Nam Á. Việc thắt chặt quan hệ Ấn Độ - Việt Nam cũng mở đường cho Ấn Độ đóng một vai trò lớn hơn trong việc định hình cấu trúc an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, một qua hệ đối tác bền vững Việt Nam - Ấn Độ có vai trò rất quan trọng trong việc hiện thực hóa những lợi ích chiến lược của Ấn Độ trong lĩnh vực hàng hải và giúp ích cho nỗ lực của Việt Nam nhằm tăng cường sự hiện diện của các đối tác đáng tin cậy trong khu vực[180; tr.1-8]. Trong bối cảnh mà chính sách hướng Đông đã có những kết quả tích cực và chuyển sang giai đoạn mới thì Việt Nam càng đóng vai trò quan trọng trong ưu tiên chiến lược của Ấn Độ tại Đông Nam Á. Khi lựa chọn Việt Nam, Ấn Độ cho thấy mình đang là một nhân tố quan trọng tại châu Á - Thái Bình Dương.

Việt Nam đang bước vào thời kỳ mới với thế và lực mới, vì vậy cần phải tiếp tục nhìn nhận và xây dựng một chiến lược đối ngoại phù hợp với bối cảnh tình hình hiện nay và thời gian tới nhằm đảm bảo tối đa lợi ích của Việt Nam trong quan hệ với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới từ kinh nghiệm của Ấn Độ, góp phần định hướng, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quan hệ giữa Việt Nam với một số nước, nhất là các nước láng giềng. Chính sách đối ngoại của Việt Nam trong những

năm qua, mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực, vị thế và vai trò của Việt Nam ở khu vực và trên trường quốc tế ngày càng nâng cao, góp phần quan trọng tạo môi trường hòa bình phục vụ thắng lợi mục tiêu xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN. Tuy nhiên, công tác đối ngoại với một số chủ thể vẫn chưa thật sự hiệu quả, chỉ mang tính chất bề nổi mà chưa có chiều sâu và thực chất, chưa phát huy hết nội hàm của các khái niệm đối ngoại, đặc biệt là với các nước nước có mối quan hệ

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Chính sách đối ngoại của Ấn Độ dưới thời thủ tướng Manmohan Singh (Trang 155 - 196)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)