Giải pháp về đầu tư vốn cho phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triên nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh bạc liêu (Trang 140 - 142)

7. Bố cục của đề tài

3.4.4. Giải pháp về đầu tư vốn cho phát triển nông nghiệp

3.4.4.1. Ước tính nhu cầu vốn

Ước tính tổng nhu cầu vốn đầu tư cho chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh (không kể vốn đầu tư thủy lợi của Trung ương) khoảng 3.756 tỉ đồng, trong đó:

- Phân theo giai đoạn: giai đoạn 2011-2015 là 1.939 tỉ đồng và giai đoạn 2016-2020 là 1.817 tỉ đồng.

- Phân theo nguồn vốn: Ngân sách tỉnh 1.364 tỉ đồng (36,3%); vốn dân và doanh nghiệp 2.254 tỉ đồng (60%), trong đó hỗ trợ từ nguồn vốn vay 1.020 tỉ đồng (27,2%); vốn tài trợ và vốn khác 138 tỉ đồng (3,7%).

3.4.4.2. Giải pháp huy động và sử dụng các nguồn vốn

a. Vốn ngân sách

- Ngoài tăng vốn đầu tư phục vụ yêu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản từ nguồn ngân sách địa phương, tranh thủ nguồn vốn ngân sách hàng năm từ trung ương và vốn ODA đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng.

- Các cấp, các ngành cần tập trung làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư cho các lĩnh vực phát triển trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, trồng rừng, sản xuất và cung ứng giống, phát triển công nghệ sau thu hoạch, bảo quản và chế biến.v.v. để kịp thời tiếp cận với nguồn vốn từ các chương trình, dự án quốc gia và quốc tế.

- Tập trung đầu tư cho hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nhất là các vùng còn tiềm năng chuyển đổi, các huyện vùng sâu, vùng xa (Đông Hải, Hồng Dân, Phước Long), các vùng sản xuất tập trung như: vùng nuôi tôm CN-BCN, vùng lúa chất lượng cao, vùng lúa đặc sản, vùng rau an toàn để tạo thuận lợi cho chuyển đổi cơ cấu sản xuất và thu hút đầu tư.

- Tăng cường hơn nữa vốn đầu tư hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu, khuyến nông, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, mua sắm máy móc phục vụ cơ giới hóa, đào tạo nghề cho nông dân và chuyên môn cho lực lượng cán bộ quản lý và khuyến

nông, nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng nông sản, trong đó ưu tiên cho lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất và cung ứng giống, công nghệ sau thu hoạch, bảo quản và chế biến nông thủy sản.

- Phân cấp đầu tư mạnh mẽ hơn nữa cho cấp huyện và cấp xã trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng với cơ chế giám sát hữu hiệu để vừa triển khai nhanh các dự án với chất lượng đảm bảo, vừa sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.

b. Vốn dân và doanh nghiệp

Ngoài các biên pháp khuyến khích nông dân và doanh nghiệp tăng vốn đầu tư cho chuyển đổi mô hình sản xuất, thâm canh tăng vụ, trồng rừng, phát triển ngành nghề, xây dựng cơ sở chế biến, đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, tiếp tục tập trung vào các giải pháp hỗ trợ sau:

- Kéo dài chương trình trợ giá lãi suất đến năm 2015 hoặc 2020 và mở rộng đối tượng vay được hỗ trợ, bao gồm: vay cho mua máy móc (máy kéo công suất lớn, trạm bơm, mát gặt đập liên hợp, máy sấy), xây dựng trang trại chăn nuôi và NTTS, xây dựng đồng ruộng phục vụ chuyển đổi mô hình sản xuất, cải tạo vườn tạp trồng cây lâu năm, trồng rừng sản xuất, phát triển ngành nghề.

- Đề nghị các ngân hàng khoanh nợ và dãn nợ cũ đối với các hộ nuôi tôm thua lỗ, đa dạng hóa các hình thức cho nông dân vay vốn, trong đó chú trọng mở rộng các hình thức cho vay không phải thế chấp và cho vay bảo hiểm, tăng vốn vay trung hạn và dài hạn với lãi suất và thời gian phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của từng loại cây trồng, vật nuôi.

- Thực hiện chính sách cho vay theo nhóm đối tượng ngành nghề, trong đó ưu tiên cho các nhóm ngành nghề mà tỉnh có chủ trương khuyến khích phát triển, nhất là các cây trồng, vật nuôi nằm trong các vùng dự án phát triển nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

- Mở rộng hình thức liên kết tay ba giữa doanh nghiệp, tổ chức tín dụng và nông dân trong việc cho nông dân vay vốn sản xuất nhằm giảm bớt các thủ tục vay vốn còn đang bất cập hiện nay.

- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến nông sản, sản xuất thức ăn chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản đi đôi với đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, kèm theo các hoạt động khuyến nông, thông qua đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục quản lý đầu tư, nhất là thủ tục cấp và giao đất, giảm tiền thuê đất

và miễn giảm thuế đối với các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp cao hơn so với các lĩnh vực khác.

- Khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường liên kết, liên doanh đầu tư với các doanh nghiệp lớn ngoài tỉnh, nhất là ở TP. Hồ Chí Minh.

c. Vốn tài trợ và vốn khác

Chú trọng kêu gọi các dự án tài trợ từ các chính phủ và các tổ chức quốc tế cho lĩnh vực phát triển khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển sản xuất đối với vùng đồng bào dân tộc, vùng sản xuất khó khăn và bảo vệ tài nguyên môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triên nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh bạc liêu (Trang 140 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)