Giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triên nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh bạc liêu (Trang 131 - 134)

7. Bố cục của đề tài

3.4.1. Giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

nghiệp tỉnh Bạc Liêu

3.4.1.1. Phát triển thủy lợi

Mục tiêu, nhiệm vụ

- Chủ động kiểm soát nước mặn, cấp và trữ ngọt trên kênh rạch, tiêu úng, xổ phèn và cải tạo đất, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất theo hướng thâm canh tăng năng suất, đa dạng hóa sản phẩm trên từng vùng và tiểu vùng.

- Phòng chống sạt lở, thiên tai, lũ lụt do triều cường, nước biển dâng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất và dân sinh.

- Gắn phát triển hệ thống công trình thủy lợi với phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hệ thống đường sá, cầu cống và giao thông thủy, tạo thuận lợi cho bố trí lại dân cư và củng cố quốc phòng - an ninh.

- Cấp nước cho nhu cầu dân sinh và một số ngành kinh tế khác.

Giải pháp công trình

Toàn tỉnh Bạc Liêu được phân thành 3 vùng với 17 khu thủy lợi với nhiệm vụ và giải pháp công trình chủ yếu như sau:

Vùng Nam QL1A: Nhiệm vụ chính là cung cấp nước mặn chủ động cho trên 62-65

ngàn ha nuôi trồng thủy sản và ngăn mặn, giữ ngọt cho 9-10 ngàn ha đất sản xuất nông nghiệp, định hướng giải pháp công trình chủ yếu:

- Hoàn chỉnh hệ thống đê bao sông - biển và bờ bao kênh - rạch khép kín theo các tiểu khu thủy lợi nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

- Xây dựng bờ bao phân ranh vùng trồng nhãn, sản xuất lúa và rau màu.

- Định kỳ nạo vét hệ thống kênh cấp II, nạo vét và mở mới hệ thống kênh cấp III và nội đồng phù hợp với hệ thống cấp I và cấp II cũng như yêu cầu sản xuất.

- Nâng cấp kênh dọc theo đê biển đông là trục cấp nước, kênh dọc theo đê Trường Sơn làm trục tiêu nước.

- Khu vực từ đê Trường Sơn trở ra biển Đông bỏ ngỏ, không xây dựng các cống đầu kênh cấp II, dân tự đầu tư cống cấp III theo yêu cầu của sản xuất.

- Khu vực từ đê Trường Sơn trở vào QL1A, hoàn chỉnh hệ thống cống cấp II và cấp III vượt cấp thông với kênh trục Bạc Liêu - Cà Mau, còn lại không xây dựng cống cấp II và cấp III vượt cấp mà thay bằng cầu giao thông, dân tự đầu tư cống cấp III và nội đồng theo yêu cầu của sản xuất.

- Lợi dụng triều biển Đông, mở các cống để tiêu nước, xổ phèn và chất thải, nước thải sau khi đã xử lý ra các kênh trục. Trong trường hợp tiêu tự chảy không kịp, sẽ tăng cường tiêu bổ sung bằng động lực.

Vùng Bắc QL 1A

*Tiểu vùng chuyển đổi: Nhiệm vụ chính là cung cấp nước mặn và nước ngọt, thau

chua, rửa phèn và tiêu úng để chủ động sản xuất cho 60-61 ngàn ha đất NTTS; ngăn mặn triệt để, trữ và cấp ngọt cho 11-12 ngàn ha đất sản xuất nông nghiệp, định hướng giải pháp công trình chủ yếu:

- Nâng cấp các cống và đê bao trong hệ thống phân ranh mặn ngọt trong và ngoài tỉnh để đảm bảo ngăn mặn triệt để, tiêu úng, xổ phèn cho tiểu vùng ngọt hóa và điều tiết mặn chủ động, tiêu úng, xổ phèn cho tiểu vùng chuyển đổi.

- Hoàn chỉnh hệ thống cầu trên kênh cấp II và cống trên kênh cấp III.

- Bổ sung kênh cấp II, nhất là khu vực Phó sinh - Chủ Chí, Chủ Chí - Khúc Tréo, Láng Trâm.

- Nạo vét các kênh cấp II và cấp III vượt cấp bị bồi lắng nhằm tăng khả năng dẫn và trữ nước mặn phù hợp với yêu cầu sản xuất cũng như lịch đóng mở cống.

- Hoàn thiện hệ thống kênh cấp III và nội đồng phù hợp với yêu cầu cấp và thoát nước từ kênh cấp II và cấp III vượt cấp đến được đồng ruộng và ngược lại.

- Lợi dụng triều biển Đông và triểu biển Tây để tiêu nước, xổ phèn tự chảy cho các khu vực, tăng cường thêm biện pháp tiêu động lực khi tiêu thoát không kịp.

- Đầu tư hệ thống trạm bơn điện từng ô và toàn tiểu khu vừa làm nhiệm vụ cấp mặn cho nuôi tôm, tiêu nước đầu vụ và tiêu úng cho sản xuất lúa.

*Tiểu vùng ngọt hóa: Nhiệm vụ chính là ngăn mặn triệt để và cấp ngọt, thau chua, rửa phèn và tiêu úng để chủ động sản xuất 64-65 ngàn ha đất sản xuất nông nghiệp và cấp mặn cho trên 2,4 ngàn ha đất nuôi trồng thủy sản nước lợ, định hướng giải pháp công trình chủ yếu:

- Hoàn chỉnh hệ thống cống và đê bao phân ranh mặn ngọt trong và ngoài tỉnh (kể cả các công trình liên quan với tỉnh Sóc Trăng).

- Nâng cấp hệ thống cống và đê Đông Nàng Rền để tăng khả năng bổ sung nước từ sông Hậu qua tỉnh Sóc Trăng. Hoàn chỉnh hệ thống cống đầu kênh cấp III để chủ động điều tiết nước khi cần thiết.

- Nạo vét các kênh cấp II, cấp III vượt cấp bị bồi lắng và bổ sung thêm các kênh cấp II để tăng khả năng cấp ngọt từ Quản Lộ - Phụng Hiệp về kết hợp với tiêu úng, xổ phèn, nhất là đối với khu vực Đông Quản Lộ - Giá Rai (bao gồm hệ thống Hòa Bình và hệ thống Vĩnh Phong).

- Nâng cấp và đầu tư mới hoàn chỉnh hệ thống kênh cấp III và kênh nội đồng.

- Đầu tư thêm hệ thống trạm bơm điện theo ô và tiểu khu để chủ động tưới tiêu phục vụ sản xuất.

Giải pháp phi công trình và điều tiết nước

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi kết hợp với điều chỉnh lịch thời vụ linh hoạt phù hợp với điều kiện sinh thái của từng tiểu vùng và diễn biến thời tiết, khí hậu của từng vụ trong năm.

- Tăng cường công tác quan trắc, xây dựng và điều chỉnh kế hoạch điều tiết mặn - ngọt linh hoạt phù hợp với yêu cầu sản xuất của các tiểu vùng.

3.4.1.2. Phát triển giao thông

Hoàn chỉnh mạng lưới giao thông theo quy hoạch đã được phê duyệt, trong đó tập trung vào hoàn thành các tuyến đường chính sau:

- Ưu tiên đầu tư nâng cấp các tuyến Quốc lộ: cầu Dần Xây - Ninh Quới - Ngan Dừa - Quốc lộ 1A, Quản Lộ - Phụng Hiệp, Gành Hào - Giá Rai - Phó Sinh - Cạnh Đền và 17 tuyến đường tỉnh.

- Đầu tư nâng cấp các tuyến đường huyện để đảm bảo xe 4 bánh đến được trung tâm của 20 xã còn lại trên địa bàn tỉnh.

- Kết hợp với các tuyến đê bao và bờ bao, hình thành các tuyến đường phục vụ sản xuất tập trung, trong đó ưu tiên cho các vùng nuôi tôm CN&BCN 17 ngàn ha, vùng lúa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu 50 ngàn ha, vùng tôm - lúa đặc sản 20 ngàn ha và các vùng sản xuất rau an toàn tập trung.

3.4.1.3. Phát triền nguồn điện

Dự kiến nhu cầu điện thương phẩm năm 2020 khoảng 1.980 triệu kwh với nhịp độ tương ứng là 13,7%/năm cho thời kỳ 2011-2020. Hoàn thiện mạng lưới điện trung thế và hạ thế trong phạm vi toàn tỉnh theo quy hoạch, trong đó ưu tiên cho các vùng nuôi tôm CN&BCN và các tuyến phục vụ các trạm bơm điện.

3.4.1.4. Đầu tư phát triển trạm, trại và khu nông nghiệp công nghệ cao

- Củng cố và tăng cường các hoạt động của Trung tâm giống và các trại trực thuộc cũng như các trại sản xuất giống của dân, tập trung cho sản xuất và nhân giống tốt nhằm cung cấp đủ cho nhu cầu địa phương; tiếp nhận, sản xuất thử và nhân rộng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thành công về:

+ Nhân giống thủy sản và cây trồng.

+ Sản xuất sản phẩm thủy sản theo hướng sạch an toàn sinh học. + Sản xuất rau, hoa, cây cảnh ứng dụng công nghệ cao.

+ Hoàn thiện các quy trình canh tác tiên tiến. + Áp dụng các phương pháp tưới nước tiết kiệm. + Sử dụng các chế phẩm sinh học.

+ Úng dụng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học.v.v.

- Xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao đại diện cho vùng mặn và tiểu vùng lợ trên cơ sở nâng cấp và mở rộng Trại giống thủy sản cấp I hiện có tại xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình từ 25 ha lên 50 ha.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triên nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh bạc liêu (Trang 131 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)