7. Bố cục của đề tài
2.7.2. Bền vững về mặt kinh tế-xã hội
Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch đúng hướng nhưng còn lạc hậu, hạ tầng chưa thực sự phát triển để đủ khả năng thu hút, thúc đẩy kinh tế phát triển; kinh tế ở tỉnh tăng khá trong những năm qua nhưng vẫn chưa đủ mạnh và vẫn còn nguy cơ tụt hậu so với nhiều tỉnh trong khu vực và cả nước.
Nông nghiệp - nông thôn chậm chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH, chưa thiết lập được các tiền đề tiến lên sản xuất nông nghiệp hiện đại, tỷ trọng nông nghiệp, trong đó thủy sản còn chiếm tỷ lệ lớn trong nền kinh tế (gần 80%) cùng với chuyên canh cây lúa là lĩnh vực mà gia tăng sản lượng và giá trị sản lượng thông qua thâm canh, tăng vụ đã tới ngưỡng và chịu giới hạn bởi năng suất sinh học, dịch bệnh. Chăn nuôi vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và chưa cân đối với trồng trọt. Công tác giống cây trồng vật nuôi chậm được đổi mới về chất lượng cũng như công nghệ sản xuất.
Quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất thường xuyên bị điều chỉnh làm ảnh hưởng đến việc phát triển đất đai của người sử dụng đất. Chuyển dịch các loại đất còn nhiều bất cập về mục đích chuyển đổi, cơ chế thu hồi, giá đền bù về đất dẫn đến tranh chấp về đất đai khá phổ biến. Nhiều nơi quy hoạch sử dụng đất chưa gắn với quy hoạch xây dựng, khi triển khai dự án phải điều chỉnh.
Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch vẫn là khâu yếu, một số dự án quy hoạch thiếu tầm nhìn xa hoặc thiếu tính khả thi, quản lý đất đai chưa chặt chẽ, xây dựng cơ bản
còn dàn trải, hiệu quả thấp, nợ đọng vốn xây dựng cơ bản lớn, giải ngân đầu tư xây dựng cơ bản đạt thấp.
Một số vấn đề xã hội như tình trạng đói nghèo, việc làm cho người lao động còn nhiều bức xúc, trình độ nhân lực, các dịch vụ xã hội cơ bản: nước sạch, giáo dục, y tế, việc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, nếp sống văn hóa nơi công cộng trong giai đoạn CNH-HĐH ở nông thôn đặt ra nhiều thách thức.
Trình độ khoa học công nghệ chuyển biến chậm. Nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao chiếm tỷ lệ thấp. Thiếu những nhà khoa học đầu ngành trong các lĩnh vực trọng yếu theo yêu cầu phát triển nông nghiệp của tỉnh. Chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học, đào tạo và phát triển sản xuất.
Đời sống, việc làm cho người lao động vẫn còn bức xúc, đời sống nhân dân vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Sự phân hóa giàu nghèo giữa vùng nông thôn và thành thị ngày càng gia tăng. Năm 2010, Bạc Liêu vẫn còn 11,5% hộ nghèo. Sự phân hoá giàu nghèo và chênh lệch mức sống dân cư giữa nhóm có thu nhập cao nhất và nhóm có thu nhập thấp nhất là 5,67 lần và có xu hướng gia tăng. Gần đây tình hình lạm phát càng làm cho nhóm hộ nghèo tăng lên.