Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triên nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh bạc liêu (Trang 139 - 140)

7. Bố cục của đề tài

3.4.3. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực

- Kết hợp đồng bộ giữa tăng cường tập huấn về khuyến nông, lâm, ngư với ưu tiên cho đào tạo ngành nghề, công nhân kỹ thuật, kiến thức về quản lý sản xuất và kinh doanh, kiến thức thị trường; thu hút lao động có trình độ đại học về nông thôn.

- Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo với các ngành, các địa phương và cơ quan xúc tiến việc làm, các khu công nghiệp, khu du lịch, để có kế hoạch đào tạo phù hợp với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn của tỉnh.

- Liên kết chặt chẽ với các cơ sở đào tạo và các trung tâm giới thiệu việc làm ngoài tỉnh, nhất là ở Tp. Cần Thơ và Tp. Hồ Chí Minh để tạo đầu ra vững chắc cho đào tạo, đóng góp thiết thực cho chuyển dịch cơ cấu lao động trong tỉnh và đưa lao động ra khu vực nông thôn và ra ngoài tỉnh.

- Đa dạng hóa các hình thức đào tạo, có cơ chế và chính sách khuyến khích đối với hình thức đào tạo nghề thông qua thực tiễn tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, có như vậy mới đảm bảo chỉ tiêu tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo năm 2015 đạt 50% và 65% năm 2020. Nhu cầu đào tạo khoảng 30-40 ngàn lao động nông thôn trong giai đoạn 2011-2015 và 15-20 ngàn lao động trong giai đoạn 2016-2020.

- Chú trọng đào tạo lao động quản lý và cán bộ chuyên môn cho các tổ chức kinh tế tập thể, trang trại và doanh nghiệp nông nghiệp.

- Tranh thủ tối đa sự trợ giúp từ chương trình đào tạo mỗi năm 1 triệu lao động ở nông thôn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đặc biệt là các đối tượng được hưởng chính sách trợ giúp đào tạo), tiến hành xây dựng dự án đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn đáp ứng các yêu cầu nêu trên.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triên nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh bạc liêu (Trang 139 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)