7. Bố cục của đề tài
2.4.6. Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu
Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2000 - 2010 diễn ra khá mạnh trên cả ba mặt là: chuyển dịch cơ cấu giá trị hàng xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm (quy mô và chủng loại) hàng xuất khẩu và chuyển dịch chất lượng hàng xuất khẩu.
- Chuyển dịch cơ cấu giá trị hàng xuất khẩu
So với sản xuất, xuất khẩu hàng hóa nông, thủy sản của tỉnh trong 10 năm qua có mức tăng trưởng không cao, bình quân giai đoạn 2001-2005 tăng 10,32%/năm, thấp hơn so với tốc độ tăng sản xuất (35,4%/năm) và giai đoạn 2006-2009 tăng 13,91%/năm, cao hơn không nhiều so với sản xuất (9,9%/năm). nhưng do giá trị xuất khẩu hàng nông sản tăng nhanh hơn từ 1,9 triệu USD năm 2000 lên 2,0 triệu USD năm 2005 và đạt 44,9 triệu USD năm 2010, đạt tốc độ tăng bình quân 1,7%/năm giai đoạn 2001 - 2005 và 84,98%/năm giai đoạn 2006 – 2010, cao hơn 9,2 lần so với tốc độ tăng giá trị xuất khẩu thủy sản cùng giai đoạn từ 2006 - 2010, dẫn đến tỷ trọng giá trị xuất khẩu hàng thủy sản giảm từ 97,3% năm 2000 xuống còn 79,5% năm 2010 dù trước đó tăng lên 98,2% năm 2010 và tỷ trọng giá trị xuất khẩu hàng nông sản tăng tương ứng từ 2,7% lên 20,5% (tăng 17,8%).
Bảng 2.18: Kim ngạch và sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh Bạc Liêu
Chỉ tiêu Đơn vị Năm Tốc độ tăng (%/năm) tính 2000 2005 2010 01-05 06-10
1. Giá trị xuất khẩu 1000 USD 69.875 114.200 219.000 10,3 13,91
- Hàng nông sản 1000 USD 1.907 2.077 44.990 1,7 84,98 Tỉ lệ so với tổng số % 2,7 1,8 20,5 -7,8 62,67 - Hàng thủy sản 1000 USD 67.968 112.123 174.010 10,5 9,19 Tỉ lệ so với tổng số % 97,3 98,2 79,5 0,2 -4,14 2. Sản phẩm chủ yếu - Gạo Tấn 72.116 20.000 80.000 -22,6 31,95 - Tôm đông lạnh Tấn 8.510 14.358 23.380 11,0 10,24
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bạc Liêu năm 2010)
Tóm lại, xu hướng chuyển dịch cơ cấu giá trị hàng xuất khẩu diễn ra cùng chiều và nhanh hơn so với xu hướng chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất là đúng quy luật, có tác động tích cực thúc đẩy sản xuất các ngành trong khu vực này phát triển nhanh theo hướng sản xuất hàng hóa.
Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu có sự thay đổi theo hướng tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản, chủ yếu là gạo tăng từ 2,7% năm 2000 lên 20,5% năm 2010 và tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản giảm từ 98,2% năm 2005 xuống còn 79,5% năm 2010.
- Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm và chất lượng hàng xuất khẩu
Nhìn chung các mặt hàng nông, thủy sản xuất khẩu ở tỉnh Bạc Liêu kém đa dạng về chủng loại, đến nay chủ yếu vẫn là các mặt hàng xuất khẩu truyền thống, đặc biệt là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực có khối lượng lớn và tăng trưởng khá cao là: gạo và thủy sản
- Mặt hàng gạo: được xem là mặt hàng xuất khẩu chủ lực không chỉ đối với tỉnh Bạc Liêu mà còn đối với cả nước. Sản lượng xuất khẩu trực tiếp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2001 – 2005 đã giảm từ 72.116 tấn năm 2000 xuống 20.000 tấn năm 2005, tốc độ giảm 22,6%/năm, sang giai đoạn 2006 - 2010 tăng mạnh lên 80.000 tấn năm 2010, tốc độ tăng 31,95%/năm. Chất lượng gạo xuất khẩu của tỉnh cũng được cải thiện đáng kể, nếu năm 2000 loại gạo có tỉ lệ tấm 5 - 10% chỉ chiếm 14,2% sản lượng gạo xuất khẩu thì đến năm 2010 tỉ lệ này đã tăng lên trên 40% đã góp phần làm tăng giá bán, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về giá với gạo cùng loại của Thái Lan từ 50 - 60 USD/tấn trước đây còn 10 - 20 USD/tấn như hiện nay.
- Mặt hàng thủy sản xuất khẩu: sản lượng xuất khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu tăng nhanh từ 8.510 tấn năm 2000 lên 14.358 tấn năm 2005 lên 23.380 tấn năm 2010 , đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 11,0%/năm giai đoạn 2001 – 2005 và 10,24% giai đoạn 2006 - 2010. Chất lượng các mặt hàng thủy sản xuất khẩu tuy vẫn còn những vấn đề bất cập, nhất là về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng nhìn chung ngày càng được nâng cao, đủ khả năng xâm nhập và các thị trường khó tính.