Hệ thống chỉ tiêu phát triển nông thôn

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triên nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh bạc liêu (Trang 45 - 48)

7. Bố cục của đề tài

1.3.4. Hệ thống chỉ tiêu phát triển nông thôn

Khi nghiên cứu phát triển nông thôn một vấn đề đặt ra là cần có biện pháp đo lường sự phát triển cho mỗi quốc gia, mỗi vùng và địa phương. Phương pháp đánh giá thích hợp là sử dụng các tiêu chí phản ánh sự phồn thịnh của quốc gia, vùng hoặc địa phương đó. Trong đánh giá phát triển ngoài tiêu chí tăng trưởng kinh tế, còn các tiêu chí phản ánh tiến bộ xã hội như giáo dục, đào tạo, dân trí, sức khoẻ, tuổi thọ, giá trị cuộc sống, công bằng xã hội, cải thiện môi trường

Có thể phân thành 3 nhóm chỉ tiêu phản ánh: - Nhóm chỉ tiêu thể hiện sự tăng trưởng kinh tế - Nhóm chỉ tiêu thể hiện sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế

- Nhóm chỉ tiêu thể hiện sự tiến bộ xã hội

Nhóm chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế

Các chỉ tiêu thông dụng để đánh giá tăng trưởng kinh tế được sử dụng gồm: - Tổng sản phẩm quốc nội : GDP

- Tổng thu nhập quốc dân : GNP , GNI - Thu nhập quốc dân thuần: NNP hay NI

Các chỉ tiêu trên dùng để tính tốc độ (%) tăng trưởng kinh tế hàng năm hay tăng trưởng bình quân từng thời kỳ của một quốc gia, một vùng, một địa phương.

Nhóm chỉ tiêu thể hiện sự tiến bộ về cơ cấu nền kinh tế xã hội

Các chỉ tiêu thông dụng để đánh giá sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế được sử dụng gồm - Cơ cấu kinh tế phân theo ngành, theo thành phần kinh tế

Là chỉ tiêu phản ánh cơ cấu GDP hay GNP của các nhóm ngành sản xuất chính nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trong nền kinh tế, hay cơ cấu phân theo thành phần kinh tế là nhà nuớc, tập thể, tư nhân, cá thể, đầu tư nước ngoài.

- Chỉ tiêu phản ánh thu nhập và mức sống dân cư

Thu nhập bình quân trên đầu người dân: GDP / người ; GNP/ người; GNI / người là chỉ tiêu quan trọng phản ánh thu nhập và mức sống dân cư, thu nhập trên đầu người cao là điều kiện nâng cao mức tiêu dùng cá nhân cả về vật chát và tinh thần.

- Chỉ tiêu về cán cân thương mại

Cán cân giữa xuất khẩu và nhập khẩu phản ánh sự mở cửa và hội nhập của nền kinh tế, nền kinh tế càng phát triển mức xuất khẩu ngày càng tăng và ngược phản ánh một nền kinh tế yếu và phụ thuộc vào nhập khẩu từ nước ngoài.

- Tăng trưởng tiêu dùng cá nhân theo đầu người

Phản ánh tốc độ tăng mức tiêu dùng hay sự tăng lên của mức sống dân cư hàng năm và bình quân qua từng thời kỳ, nếu nền kinh tế phát triển ổn định mức tiêu dùng cá nhân tăng ổn định và ngược lại.

Nhóm chỉ tiêu về phát triển xã hội

- Tuổi thọ trung bình quân dân cư

Phản ánh sự gia tăng mức sống, điều kiện chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh, môi trường sống, nền kinh tế xã hội càng phát triển thì điều kiện môi trường sống càng cao dẫn tới tuổi thọ bình quân cao.

- Tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên

Phản ánh điều kiện sống, điều kiện chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh, môi trường, trình độ dân trí, sự đáp ứng kế hoạch hoá gia đình.

- Tỷ lệ số người biết chữ ở tuổi trưởng thành; tỷ lệ trẻ em thất học

Phản ánh trình độ dân trí dân cư, nó phụ thuộc thu nhập và mức sống. Nền kinh tế càng lạc hậu, nghèo nàn tỷ lệ thất học càng cao, nền kinh tế xã hội càng phát triển con người càng có cơ hội học hành và phát huy năng lực bản thân.

- Tỷ lệ lao động được đào tạo

Phản ánh trình độ chuyên môn và kỹ năng của người lao động đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất hiện đại với yêu cầu công nghệ và tri thức con người ngày càng cao.

- Tỷ lệ số người có trình độ đại học trở lên trong dân cư

Phản ánh trình độ phát triển khoa học kỹ thuật và mức độ đáp ứng của xã hội cho phát triển một nền kinh tế tri thức với công nghệ ngày càng cao.

- Tỷ lệ số dân đô thị

Phản ánh mức độ công nghiệp hoá, đô thị hoá nền kinh tế xã hội, nền kinh tế phát triển cao có mức độ đô thị hoá cao, số dân đô thị chiếm tỷ lệ cao trong dân cư. Hiện nay ở Việt Nam tỷ lệ cư dân đô thị còn thấp chưa đạt 30%, trong khi đó ở các nước phát triển tỷ lệ này thường là 70 đến 80%.

- Số giường bệnh, số bác sĩ tính trên nghìn dân

Phản ánh điều kiện bảo đảm và chăm sóc sức khoẻ cho dân cư, xã hội càng phát triển càng có điều kiện đầu tư xây dựng các cơ sở y tế để chăm sóc sức khoẻ và điều trị bệnh cho nhân dân và số bác sĩ trên một nghìn dân ngày càng cao.

- Chỉ số phát triển nhân văn ( Human Development Index- HDI )

Là chỉ số phản ánh tổng hợp sự phát triển con người, nó phụ thuộc thu nhập bình quân đầu người dân, tuổi thọ trung bình, trình độ dân trí...Việt Nam xếp thứ 112/176 nước về chỉ số HDI mặc dù thu nhập bình quân đầu người thấp nhưng có tuổi thọ trung bình khá (69 tuổi) và trình độ dân trí được đánh giá khá cao.

1.4. Nội dung phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững ở Việt Nam

Phát triển nông nghiệp và và nông thôn bền vững trong “Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam” đã định hướng các nội dung như sau:

- Hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách đồng bộ về phát triển nông nghiệp, bảo vệ tài nguyên và môi trường nông nghiệp, nông thôn.

- Qui hoạch phát triển nông thôn, khuyến khích đô thị hóa nông thôn một cách hợp lí. Đẩy mạnh quá trình cơ cấu lại kinh tế, giống cây trồng vật nuôi và sử dụng nguồn lao động ở nông thôn. Phát triển công nghiệp chế biến. Mở rộng sản xuất và thị trường sản phẩm nông nghiệp sạch.

- Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi ruộng đất ở những vùng ruộng đất manh mún. Xây dựng và thực hiện những chương trình nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai và sử dụng hợp lí nguồn nước ở các địa phương. Củng cố và hoàn thiện hơn nữa hệ thống dịch vụ kĩ thuật và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, và thủy sản.

- Thúc đẩy ứng dụng rộng rãi công nghệ sinh học đồng thời bảo tồn nguồn gen giống cây trồng, vật nuôi địa phương. Phát triển sản xuất phân bón hữu cơ, sinh học, phục vụ cho việc phát triển nền nông nghiệp sinh thái.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triên nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh bạc liêu (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)