Phát triển nông thôn theo 19 tiêu chí quốc gia về nông thôn mới

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triên nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh bạc liêu (Trang 100 - 105)

7. Bố cục của đề tài

2.6.1. Phát triển nông thôn theo 19 tiêu chí quốc gia về nông thôn mới

Qua đánh giá thực trạng nông thôn của 50 xã trên địa bàn tỉnh cho thấy mức độ đạt chuẩn của Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới còn thấp, hầu hết các tiêu chí đạt dưới mức chuẩn theo quy định của Bộ tiêu chí; nhất là công tác quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch chưa chặt chẽ; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn còn thiếu và chưa đồng bộ, chất lượng thấp, năng lực thích ứng, đối phó với biến đổi khí hậu còn nhiều bất cập; kinh tế nông thôn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp ở trình độ thấp, thu nhập bấp

bênh, tỷ lệ hộ nghèo còn cao,.... Năm 2010, có 25 xã đạt 30-40%; 16 xã đạt 40-50%; 7 xã đạt 50-60% và 02 xã đạt 60-80% bộ tiêu chí .

(1) Về quy hoạch và thực hiện quy hoạch

Thực hiện Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 02/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới và Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020. Qua quá trình rà soát và thu thập số liệu, năm 2010 quy hoạch 26 xã, năm 2011 dự kiến quy hoạch 24 xã.

(2) Về giao thông

Trong những năm qua, giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đã được quan tâm đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, làm mới. Tổng chiều dài của các tuyến đường trục xã, liên xã trên địa bàn 1.813 km, trong đó kiên cố hóa 1.112 km, đạt 61,3%; đường trục thôn, xóm 2.095 km, được cứng hóa 679,5 km, đạt 32,4%; đường ngõ, xóm 1574,4 km, được cứng hóa 632,5 km, đạt 40,1%. Nhiều công trình giao thông nông thôn được đầu tư trước đây, nay đã xuống cấp cần được duy tu, sửa chửa, nâng cấp.

(3) Về thủy lợi

Hệ thống thủy lợi tỉnh Bạc Liêu chia làm 02 vùng, vùng ngọt chủ yếu phụ vụ cho sản xuất lúa ở phía Bắc Quốc lộ 1A, vùng mặn phục vụ nuôi trồng thủy sản, làm muối ở phía Nam Quốc lộ 1A; một số công trình lớn gồm có: 01 công trình đê biển dài 52,4 km, 379 km đê sông và bờ bao, 03 công trình kè chống sạt lở bờ biển và bờ sông, 03 trạm bơm điện; hệ thống kênh mương có 33 kênh trục và cấp 1 dài 720,04 km, 258 kênh cấp 2 dài 1.497,69 km, 649 kênh cấp 3 vượt cấp dài 2.413 km và hàng ngàn kênh cấp 3 và kênh nội đồng. Về cơ bản hệ thống thủy lợi tỉnh Bạc Liêu đảm bảo việc cung cấp và thoát nước cho diện tích đất nông nghiệp của tỉnh mỗi năm 204.000 – 208.000 ha; ngăn mặn, giữ ngọt, dẫn ngọt, tiêu úng, xổ phèn cho 73.000 – 76.000 ha đất nông nghiệp.

Hệ thống cống dọc Quốc lộ 1A được đầu tư và đưa vào sử dụng từ những năm 1996 đến nay đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Hệ thống thủy nông nội đồng khả năng đáp ứng khoảng 80% nhu cầu đối với vùng ngọt (phía Bắc Quốc lộ 1A), 60% nhu cầu đối với vùng nuôi trồng thủy sản, làm muối (phía Nam Quốc lộ 1A).

Môi trường nước đang có dấu hiệu xấu đi do ý thức cộng đồng chưa cao, các nguồn nước thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất công nghiệp, phát triển ngành nghề, chất thải sinh hoạt,…thải trực tiếp xuống hệ thống kênh rạch chưa có

biện pháp xử lý hiệu quả. Các công trình đê biển, đê sông và bờ bao chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi sản xuất; đặc biệt trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu, khi mực nước biển dâng cao và nhiều diện tích rừng ven đê bị thiệt hại.

(4) Điện

Tổng số trạm biến áp trên địa bàn các xã trong tỉnh là 1.914 trạm, đạt 72% khối lượng; chiều dài đường dây hạ thế 2.348 km, đạt 71% khối lượng. Số hộ thường xuyên sử dụng điện từ các nguồn trên địa bàn các xã trong tỉnh đạt 84,1%.

(5) Trường học

Tổng các trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh 298 trường; trong đó trường mẫu giáo, mầm non 60 trường; trường tiểu học có 153 trường; trường trung học cơ sở 67 trường, phổ thông trung học là 18 trường. Tổng số trường đạt chuẩn Quốc gia 31 trường, chiếm tỷ lệ 10,4%.

(6) Cơ sở vật chất văn hoá

Số nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ VH-TT-DL là 9 nhà văn hóa ở 9/50 xã, hầu hết các ấp trên địa bàn xã chưa có nhà văn hóa và khu thể thao.

(7) Chợ nông thôn

Tỉnh có 62 chợ nông thôn, có 16 chợ đạt chuẩn theo quy định của Bộ xây dựng.

(8) Bưu điện

Số điểm phục vụ bưu chính viễn thông 61 điểm, đạt 52,1% tổng khối lượng qui hoạch của ngành; số điểm dịch vụ phục vụ truy cập internet ở các ấp 184 điểm, đạt 38,9% nhu cầu.

(9) Nhà ở dân cư

Hiện nay, trên địa bàn nông thôn tỉnh Bạc Liêu còn 30.245 căn nhà tạm, dột nát, chiếm tỷ lệ khoảng 20% tổng số nhà dân; hầu hết đều thuộc đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách, neo đơn.

(10) Thu nhập

Được sự quan tâm chỉ đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành và sự nổ lực của nhân dân tình hình kinh tế nông thôn có bước phát triển năm sau cao hơn năm trước (tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm khoảng 17%), tạo điều kiện thực hiện hiệu quả các vấn đề an sinh xã hội. thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt khoảng 14,00 triệu đồng/người/năm (năm 2010), lao độngđang làm việc trong lĩnh vực

nông, lâm nghiệp và thủy sản 304.631 người (năm 2010), chiếm 66,00% lao động trong tỉnh.

(11) Hộ nghèo

Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 9,8% năm 2010 (khoảng 16.499 hộ). Tuy nhiên, tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế còn khá cao; năm 2010, tỷ trọng ngành nông lâm ngư nghiệp – công nghiệp, xây dựng – dịch vụ là 52,2% – 24,1% – 23,7%.

(12) Cơ cấu lao động

Năm 2010, tổng số lao động trong độ tuổi 460.865 lao động, trong đó lao động trong nông nghiệp là 301.012 người chiếm tỷ lệ 65,3%, công nghiệp chiếm 8,9% (40.787 người), dịch vụ chiếm 25,8% (118.903 người) tổng số lao động. Năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 33% tổng số lao động.

(13) Hình thức tổ chức sản xuất

Các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn chủ yếu là hộ gia đình, qui mô nhỏ lẻ, manh mún; các trang trại chưa nhiều, các HTX và THT hoạt động hiệu quả chưa cao; các doanh nghiệp ở nông thôn chủ yếu làm dịch vụ cung ứng vật tư sản xuất và chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp thủy sản. Công nghiệp nông thôn và thương mại, du lịch còn kém phát triển.

Đến tháng 10 năm 2010 trên địa bàn tỉnh có 72 HTX nông nghiệp và thủy sản, tổng số 6.120 xã viên chủ yếu là hộ gia đình, vốn điều lệ đăng ký kinh doanh 10.090 triệu đồng. Nhìn chung, tình hình hoạt động của HTX có bước phát triển như tăng về số lượng xã viên, doanh thu tăng, có lợi nhuận. Tuy nhiên, nhiều HTX hoạt động yếu còn trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa phát huy được nội lực trong HTX.

Tổng số Tổ hợp tác, Câu lạc bộ toàn tỉnh là 1.319 tổ, với 23.261 thành viên,.. Trong những năm qua, nông dân có ý và tự nguyện xin gia nhập các hình thức hợp tác sản xuất ngày càng nhiều. Tuy nhiên, hoạt động của Tổ hợp tác mới thành lập bước đầu chỉ dừng lại ở mức hợp tác một số khâu trong sản xuất, hỗ trợ kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm, liên kết hợp tác sản xuất, vay vốn tín dụng, …

Tổng số trang trại toàn tỉnh là 13.432 trang trại theo tiêu chí; tổng vốn sản xuất kinh doanh của trang trại là 905.803 triệu đồng; tổng diện tích đất và mặt nước trang trại đang sử dụng khoảng 38.967 ha; số lao động của chủ trang trại, thuê thường xuyên và thời vụ làm việc trong trang trại khoảng 48.824 người; tổng thu nhập của kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh khoảng 1.859.940 triệu đồng.

(14) Giáo dục

Mức độ phổ cập giáo dục trung học 66,73%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học, phổ thông, bổ túc, học nghề 86,53%.

(15) Y tế

Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế chiếm khoảng 46,03%; các xã có trạm y tế đạt chuẩn Quốc gia 34/50 xã.

(16) Văn hoá

Xã có trên 70% số ấp đạt tiêu chuẩn ấp văn hoá theo qui định của Bộ Văn hóa – thể thao – Du lịch: 41/50 xã.

Đến cuối năm 2009, toàn tỉnh có 437/518 ấp văn hóa; 517/518 khu dân cư tiên tiến; 265/518 xây dựng và triển khai thực hiện quy ước đúng quy trình; công nhận 423/518 ấp an toàn.

(17) Môi trường

Tỷ lệ hộ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh 69,36%; tỷ lệ số dân nông thôn sử dụng nước sạch theo Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch QCVN 02: 49,72%; tỷ lệ trường học có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh theo TC 08: 94,85%; tỷ lệ trạm y tế xã có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh theo TC 08: 94,74%; tỷ lệ công trình công cộng (chợ và trụ sở UBND xã) có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh theo TC 08: 93,30%; tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh theo TC 08: 28,11%; tỷ lệ hộ gia đình có chuồng trại chăn nuôi gia súc hợp vệ sinh 37,35%.

Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường 66,85% . Có 10 nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch, 13 tổ chức thu gom và xử lý rác, chất thải sinh hoạt trên địa bàn nông thôn.

Nhìn chung ý thức của người dân về bảo vệ môi trường còn hạn chế, các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp ở nông thôn được chính quyền quan tâm vận động nhân dân thực hiện, nhưng kết quả đạt được chưa như mong muốn.

(18) Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh

Trình độ đội ngũ cán bộ xã so với chuẩn tương đối thấp; hiện có 702 người có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp trở lên, chiếm tỷ lệ 46,7%. Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định. Các tổ chức trong hệ thống chính trị hoạt động tương đối hiệu quả, tham mưu tốt cho cấp ủy, chính quyền cơ sở chỉ đạo thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội.

Tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh: năm 2008 chiếm 71,00%; năm 2009 chiếm 79,16%. Tỷ lệ Đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ: năm 2009 chiếm 83,33%. Hầu hết các tổ chức trong hệ thống chính trị đều đạt các danh hiệu tiến tiến theo quy định của ngành.

(19) An ninh, trật tự xã hội

Tình hình trật tự xã hội an ninh trên địa bàn nông thôn tỉnh Bạc Liêu luôn được giữ vững, nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, vào sự thay đổi của bộ mặt nông thôn cả nước nói chung, nông thôn Bạc Liêu nói riêng.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triên nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh bạc liêu (Trang 100 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)