Đánh giá chung về các nguồn lực phát triển

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triên nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh bạc liêu (Trang 64 - 65)

7. Bố cục của đề tài

2.2.3.Đánh giá chung về các nguồn lực phát triển

2.2.3.1. Tiềm năng và lợi thế

- Bạc Liêu là một trong những tỉnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú như: lượng mưa trung bình năm tương đối lớn, nguồn nước mặn dồi dào có khả năng tưới tiêu tự chảy nhờ triều hầu hết diện tích, có nguồn nước ngọt bổ sung từ hệ thống sông Hậu và không bị ảnh hưởng lũ, đất mặn có quy mô lớn, bờ biển dài với ngư trường giàu hải sản.

- Kinh tế của tỉnh những năm gần đây đạt mức tăng trưởng khá, cơ cấu sản xuất các ngành đang chuyển dịch đúng hướng, đặc biệt hai lĩnh vực sản xuất là công nghiệp chế biến và xuất khẩu nông thủy sản, đang từng bước trở thành đồng lực quan trọng thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của tỉnh phát triển theo hướng hàng hóa, hình thành các vùng sản xuất nguyên liệu có quy mô lớn.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp đang đổi thay từng ngày, nhất là hệ thống giao thông bộ và hệ thống công trình thủy lợi, đã góp phần hình thành các vùng sinh thái mặn - lợ - ngọt, bảo đảm cho sản xuất nông nghiệp đi vào phát triển ổn định.

- Cùng với nguồn nhân lực dồi dào, cơ cấu lao động của tỉnh đang có bước chuyển dịch tích cực từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, từ sản xuất nông nghiệp sang NTTS và làm muối. Nhờ đó thu nhập và tích lũy của hộ nông thôn nói chung và hộ nông nghiệp nói riêng tăng lên rõ rệt, tạo thêm sức mạnh nội lực cho đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp.

2.2.3.2. Khó khăn và hạn chế

- Khó khăn, hạn chế lớn nhất đổi với sản xuất nông nghiệp hiện nay là hệ thống các công trình kiểm soát mặn và cung cấp ngọt trên địa bàn tỉnh chưa khép kín và thiếu đồng bộ, dẫn tới việc điều tiết nước mặn, nước ngọt giữa các vùng trong tỉnh, giữa các khu vực

trong một vùng và giữa các thời điểm trong một vụ chưa chủ động, thậm chí giữa hai tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng đôi lúc còn xảy ra tranh chấp về nhu cầu nước cho các mục tiêu sản xuất.

- Tỉnh nằm trong khu vực có chế độ thủy văn diễn biến phức tạp, lâu dài sẽ còn phức tạp hơn do tác động của các công trình hạ tầng đã, đang và sẽ được xây dựng trong vùng cũng như do tác động xấu của biến đổi khí hậu toàn cầu và tình trạng nước biển dâng cao. Theo dự báo là quá trình mặn sẽ tăng và lấn át quá trình ngọt, nên việc quản lý và sử dụng hợp lý nguồn nước mặn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp sao cho vừa phát huy được các mặt có lợi, vừa hạn chế được các mặt có hại của nước mặn để phát triển bền vững sẽ là một trong những thách thức không nhỏ đối với tỉnh Bạc Liêu.

- Diện tích đất phèn trên địa bàn tỉnh khá lớn, việc kiểm soát các tác động xấu của độc tố phèn phụ thuộc rất lớn vào khả năng cung cấp đủ nước mặn và ngọt cũng như kỹ thuật canh tác hợp lý của nông dân (ém phèn, rửa phèn).

- Hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp nhìn chung còn thiếu và yếu nhiều mặt, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất, đặc biệt là tỉ lệ nhựa hóa đường huyện và tỉ lệ xã có đường ô tô tới trung tâm xã còn thấp, hầu hết các cống và đập ngăn mặn không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và chưa được kiên cố hóa, hệ thống điện đến vùng sản xuất thiếu.

- Nhu cầu vốn đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh trong những năm tới là rất lớn, trong khi ngân sách tỉnh cũng như khả năng tích lũy và huy động đóng góp của doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh còn hạn chế. Nếu không có sự đầu tư hỗ trợ từ trung ương và không thu hút được vốn đầu tư từ bên ngoài tỉnh thì khó có thể nâng cao được chất lượng tăng trưởng và chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp.

- Trình độ tay nghề, kỹ năng sản xuất của lực lượng lao động trong khu vực nông nghiệp, nhất là lao động NTTS còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nền sản xuất hàng hóa với khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, chất lượng sản phẩm cao và an toàn sinh học.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triên nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh bạc liêu (Trang 64 - 65)