7. Bố cục của đề tài
2.4.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ các ngành nông nghiệp
2.4.2.1. Ngành nông nghiệp
Trong những năm qua hoà chung với cả nước, Bạc Liêu tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn và đạt được những kết quả nhất định. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng, tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp đạt tương đối khá.
Bảng 2.6: Tăng trưởng và cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp
Chỉ tiêu Đơn vị Năm
tính 2000 2005 2010
1. GTSX (giá so sánh 1994) Tỉ đồng 1.826 1.456 1.814
Tốc độ tăng các giai đoạn %/năm -4,43 4,49 - Trồng trọt Tỉ đồng 1.471 1.166 1.438 Tốc độ tăng các giai đoạn %/năm -4,54 4,28
- Chăn nuôi Tỉ đồng 321 240 280
Tốc độ tăng các giai đoạn %/năm -5,65 3,13
- Dịch vụ Tỉ đồng 35 50 96
Tốc độ tăng các giai đoạn %/năm 7,39 13,94 2. GTSX (giá thực tế) Tỉ đồng 2.072 2.705 6.768 - Trồng trọt Tỉ đồng 1.530 2.000 4.501 Tỉ trọng so với tổng số % 73,9 73,9 66,5 - Chăn nuôi Tỉ đồng 422 564 1.122 Tỉ trọng so với tổng số % 20,4 20,8 16,6 - Dịch vụ Tỉ đồng 120 141 1.145 Tỉ trọng so với tổng số % 5,7 5,3 16,9
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bạc Liêu năm 2010)
Trong nông nghiệp thuần, tỷ trọng trồng trọt giảm, tỷ trọng dịch vụ tăng khá. Sự thay đổi về cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp trong những năm qua là do tỉnh đã có sự quan tâm, đầu tư để phát triển nông nghiệp phù hợp với tiềm năng, lợi thế của từng vùng trong tỉnh.
Tốc độ tăng trưởng toàn ngành trong giai đoạn 2001-2005 giảm ở mức 4,43%/năm, trong đó trồng trọt giảm 4,54%/năm, chăn nuôi giảm 5,65%/năm và dịch vụ tăng 7,39%/năm. Bước sang giai đoạn 2006-2010, GTSX toàn ngành tăng trở lại ở mức 4,49%/năm, trong đó trồng trọt tăng 4,28%/năm, chăn nuôi tăng 3,13%/năm và dịch vụ tăng 13,94%/năm. Nguyên nhân chính là do có sự tăng trưởng mạnh của nhóm cây lương thực, chủ yếu do sản lượng lúa tăng nhờ tăng vụ, tăng năng suất và mở rộng diện tích gieo trồng trên đất nuôi tôm quản canh cải tiến kết hợp ở vùng chuyển đổi.
Cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tỉ trọng dịch vụ tăng, còn tỉ trọng trồng trọt và chăn nuôi giảm.
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp
Xét về cơ cấu, ngành trồng trọt của tỉnh Bạc Liêu vẫn chiếm vị trí hàng đầu trong ngành sản xuất nông nghiệp, năm 2010 trồng trọt chiếm khoảng 66,5% giá trị sản xuất toàn ngành, tiếp đó là dịch vụ phục vụ trong nông nghiệp chiếm khoảng 16,9% giá trị toàn ngành và cuối cùng là ngành chăn nuôi với khoảng 16,6% giá trị toàn ngành. Giá trị sản lượng ngành trồng trọt tăng lên, do trong nhiều năm qua trên địa bàn tỉnh đã thực hiện tốt các đề án chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp nên giá trị sản xuất trong nông nghiệp tăng mạnh. Mặt khác là do tỉnh đã có sự quan tâm đầu tư trong phát triển ngành trồng trọt theo hướng hình thành các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn và đầu tư vào các loại cây trồng có giá trị kinh tế và hiệu quả cao. Với mục tiêu hình thành những cánh đồng có thu nhập cao từ 25- 30,8 triệu đồng/ha/năm đến 60- 70 triệu đồng/ha/năm, tỉnh đã đầu tư và phát triển các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, phá thế độc canh trong nông nghiệp, áp dụng các công thức luân canh cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh làm tăng hiệu quả kinh tế trên 1 đơn vị diện tích đất.
a. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trồng trọt
Sản xuất trồng trọt liên tục phát triển với tốc độ tăng bình quân 4,28%/năm trong 5 năm qua (2006 – 2010). Bước đầu đã hình thành một số vùng cây nguyên liệu tập trung gắn với công nghiệp chế biến, tạo nên một khối lượng nông sản hàng hoá tương đối khá, đáp ứng nhu cầu trong tỉnh và phục vụ xuất khẩu.
+ Lúa
Lúa được xem là cây trồng chủ lực số một của tỉnh, kết quả sản xuất có sự biến động mạnh theo cả ba hướng là về diện tích, năng suất và chất lượng:
Về diện tích: Giai đoạn 2001-2005, diện tích gieo trồng lúa giảm 76.122 ha, trong đó: Lúa mùa giảm nhiều nhất (34.240 ha, chiếm 44,98%), kế đến là lúa Hè Thu (26.074 ha, chiếm 34,25%) và lúa Đông Xuân giảm thấp nhất (15.808 ha, chiếm 20,77%), trong cơ cấu diện tích lúa mùa, diện tích lúa Thu Đông giảm 40.399 ha, lúa mùa cao sản tăng 2.508 ha và diện tích lúa - tôm tăng 3.921 ha. Giai đoạn 2006-2010, diện tích gieo trồng lúa tăng 17.031 ha, trong đó lúa Đông Xuân tăng 25.999 ha, lúa mùa giảm 7.272 ha và lúa Hè Thu giảm 1.696 ha; trong cơ cấu lúa mùa, lúa Thu Đông giảm mạnh (12.753 ha), lúa - tôm tăng mạnh (5.357 ha) và lúa mùa cao giảm 146 ha.
Về năng suất: Nếu như giai đoạn 2001-2005, năng suất lúa cả năm của tỉnh tăng 2,64%/năm, trong đó năng suất lúa Đông Xuân tăng 3,87%/năm, năng suất lúa Hè Thu tăng 2,00%/năm và năng suất lúa mùa tăng 2,87%/năm. Bước sang giai đoạn 2006-2010, năng suất lúa có xu hướng tăng chậm lại, lúa cả năm tăng 1,78%/năm, lúa Đông Xuân tăng 2,12%/năm, lúa Hè Thu giảm 0,59%/năm và lúa mùa tăng 1,07%/năm.
Bảng 2.7: Kết quả sản xuất lúa tỉnh Bạc Liêu
(DT: ha; NS: tấn/ha; SL: tấn)
STT Cây trồng
Thực hiện Tăng ( ), giảm (-) Tăng (%/năm)
2000 2005 2010 2001- 2005 2006- 2010 2001- 2005 2006- 2010 Lúa cả năm DT 217.393 141.27 158.302 -76.122 17.031 -8,26 2,30 NS 4,11 4,68 5,11 0,57 0,43 2,64 1,78 SL 893.405 661.474 809.512 -231.931 148.038 -5,83 4,12 1 Đông xuân DT 34.440 18.632 44.631 -15.808 25.999 -11,56 19,09 NS 4,20 5,07 5,64 0,88 0,56 3,87 2,12 SL 144.563 94.542 251.559 -50.021 157.017 -8,14 21,62 2 Hè thu DT 84.642 58.568 56.872 -26.074 -1.696 -7,10 -0,59
STT Cây trồng
Thực hiện Tăng ( ), giảm (-) Tăng (%/năm)
2000 2005 2010 2001- 2005 2006- 2010 2001- 2005 2006- 2010 NS 4,29 4,74 5,05 0,45 0,32 2,00 1,30 SL 363.169 277.408 287.305 -85.761 9.897 -5,25 0,70 3 Lúa mùa DT 98.311 64.071 56.799 -34.240 -7.272 -8,21 -2,38 NS 3,92 4,52 4,77 0,60 0,25 2,87 1,07 SL 385.673 289.524 270.648 -96.149 -18.876 -5,57 -1,34 Lúa cao sản DT 2.508 2.362 2.508 -146 -1,19 NS 4,59 5,26 4,59 0,67 2,74 SL 11.517 12.419 11.517 902 1,52 Lúa + Tôm DT 12.856 16.777 22.134 3.921 5.357 5,47 5,70 NS 3,31 3,82 4,15 0,51 0,33 2,91 1,65 SL 42.587 64.136 91.820 21.549 27.684 8,53 7,44 Thu đông DT 85.455 45.056 32.303 -40.399 -12.753 -12,02 -6,44 NS 4,01 4,75 5,15 0,73 0,40 3,41 1,65 SL 343.086 213.871 166.409 -129.215 -47.462 -9,02 -4,89
Ghi chú: DT: diện tích; NS: năng suất; SL: sản lượng
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bạc Liêu năm 2010)
Về sản lượng: Giai đoạn 2001-2005, mặc dù năng suất lúa tăng nhưng do diện tích lúa giảm mạnh hơn nên sản lượng lúa của tỉnh đã giảm từ 893.405 tấn (xếp thứ 9 trong 13 tỉnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long) xuống 661.474 tấn (xếp thứ 12 trong 13 tỉnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long). Bước sang giai đoạn 2006-2010, mặc dù năng suất lúa tăng chậm hơn, nhưng nhờ diện tích lúa tăng trở lại (2,30%/năm) nên sản lượng lúa tăng mạnh và đạt 809.512 tấn (vẫn xếp thứ 12 trong 13 tỉnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cao hơn tỉnh Bến Tre).
B iểu đồ 2.7: Sản lượng lúa từng mùa vụ T óm lại, xu hướng tăng diện tích gieo trồng lúa Đông Xuân và lúa kết hợp với nuôi tôm, ngược lại giảm diện tích gieo trồng lúa Hè Thu và Thu Đông là xu hướng chuyển dịch tích cực, vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa có khả năng thích ứng với xu hướng biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, việc tăng nhanh diện tích lúa Đông Xuân trong điều kiện thủy lợi ở một số khu vực chưa chủ động, dẫn đến thiếu nước ngọt, nhiễm mặn phèn, làm giảm năng suất hoặc mất trắng vào những năm hạn, do đó cần phải được xem xét tăng một cách thận trọng.
+ Cây hàng năm khác
Diện tích gieo trồng cây hàng năm khác trên địa bàn tỉnh tăng liên tục từ 6.055 ha năm 2000, lên 14.273 ha năm 2005 và giảm còn 12.620 ha năm 2010. Chủng loại các cây hàng năm khác trên địa bàn tỉnh khá đa dạng, bao gồm: bắp, khoai lang, khoai mì, rau các loại, đậu các loại, mía, đay, cói... Tuy nhiên, chỉ có rau là cây diện tích lớn, còn lại các cây khác có diện tích nhỏ, tăng chậm hoặc giảm.
Diện tích rau: Tăng từ 3.129 ha năm năm 2000 lên 11.521 ha năm 2005 (tăng 8.392 ha) và giảm còn 10.715 ha năm 2010 (giảm 806 ha).
Năng suất rau: Bình quân năm 2000 là 7,99 tấn/ha, năm 2005 là 6,94 tấn/ha (giảm 2,77%/năm) và năm 2010 đạt 8,83 tấn/ha (tăng bình quân 4,93%/năm).
Sản lượng rau: Tăng liên tục từ 25.001 tấn năm 2000, lên 79.997 tấn năm 2005 và 94.654 tấn năm 2010, trong đó sản lượng dưa hấu tăng nhanh từ 4.011 tấn năm 2005 lên 14.030 tấn năm 2008. Sản lượng rau bình quân đầu người đạt gần 109 kg/người, gấp gần 3 lần so với nhu cầu tiêu dùng thực tế.
Bảng 2.8: Kết quả sản xuất một số cây hàng năm khác
(DT: ha; NS: tấn/ha; SL: tấn)
STT Cây trồng
Thực hiện Tăng ( ), giảm (-) Tăng (%/năm) 2000 2005 2010 2001 - 2005 2006 – 2010 2001 - 2005 2006 - 2010 Cây hàng năm khác DT 6.055 14.273 12.620 8.218 -1.653 18,71 -2,43 1 Cây Bắp DT 267 479 135 212 -344 12,40 -22,38 NS 3,14 4,30 4,89 1,16 0,59 6,49 2,64 SL 838 2.059 661 1.221 -1.398 19,70 -20,33
2 Cây Khoai lang DT 170 535 559 365 24 25,77 0,88
NS 6,47 5,60 6,06 -0,87 0,46 -2,64 1,38
SL 1.100 2.999 3.390 1.899 391 22,46 2,28
3 Cây Khoai mì DT 327 341 380 14 39 0,84 2,19
NS 7,16 6,45 6,54 -0,71 0,09 -2,08 0,28
SL 2.342 2.198 2.485 -144 287 -1,25 2,48
4 Cây rau các loại DT 3.129 11.521 10.715 8.392 -806 29,78 -1,44
NS 7,99 6,94 8,83 -1,05 1,89 -2,77 4,93 SL 25.001 79.997 94.654 54.996 14.657 26,19 3,42 5 Cây đậu DT 50 643 462 593 -181 66,67 -6,40 NS 0,90 0,60 2,07 -0,30 1,47 -7,78 28,11 SL 45 386 957 341 571 53,70 19,91 6 Cây mía DT 1.903 701 278 -1.202 -423 -18,11 -16,89 NS 47,45 71,85 68,08 24,40 -3,77 8,65 -1,07 SL 90.291 50.364 18.926 -39.927 -31.438 -11,02 -17,78 7 Cây đay DT 89 15 15 -74 0 -29,96 0,00 NS 7,30 3,60 4,00 -3,70 0,40 -13,25 2,13 SL 652 54 60 -598 6 -39,24 2,13 8 Cây cói DT 119 38 76 -81 38 -20,41 14,87 NS 3,08 2,71 2,71 -0,37 0 -2,50 0,00 SL 366 103 206 -263 103 -22,40 14,87
Trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số vùng rau khá tập trung với nhiều chủng loại rau ở một số huyện, trong đó có một số sản phẩm đặc trưng như vùng rau cần ở Phước Long, vùng ngò rí ở TP. Bạc Liêu, vùng rau ăn lá ở Đông Hải.
+ Cây lâu năm
Diện tích cây lâu năm giảm liên tục từ 14.463 ha năm 2000 xuống 11.660 ha năm 2005 (giảm 2.803 ha) và xuống 10.443 ha năm 2010 (giảm 1.217 ha).
- Cây công nghiệp lâu năm
Cây công nghiệp lâu năm của tỉnh hiện nay chủ yếu là cây dừa, diện tích trồng giảm từ 7.021 ha năm 2000 xuống 5.205 ha năm 2005 (giảm 1.816 ha) và 4.655 ha năm 2010 (giảm 550 ha); sản lượng tăng từ 14.401 ngàn quả lên 18.400 ngàn quả và giảm xuống 17.501 ngàn quả. Giá dừa trái trong những năm gần đây có xu hướng tăng là điều kiện thuận lợi để mở rộng diện tích.
Ngoài cây dừa, cây ca cao đang được trồng thử từ năm 2008 với số lượng 32.400 cây giống. Đến nay chỉ có 13,4% số cây sống, trong đó có 37,53% số cây phát triển tốt do được các hộ chăm sóc và đã bắt đầu cho trái 16,6% số cây phát triển tốt, còn lại hầu hết do thiếu chăm sóc, cây sinh trưởng chậm. Để có kết luận chính xác về khả năng phát triển của cây ca cao, cần tiếp tục theo dõi, đánh giá diện tích đã trồng và tổ chức trồng thử nghiệm một cách khoa học hơn.
- Cây ăn trái
Diện tích trồng cây ăn trái giảm mạnh từ 7.442 ha năm 2000 xuống 6.372 ha năm 2005 (giảm 1.070 ha) và xuống 5.777 ha năm 2010. Chủng loại cây ăn trái trồng ở tỉnh khá đa dạng, trong đó chỉ có một số cây có diện tích tương đối lớn gồm:
Cây chuối: So với cây ăn trái khác, chuối được xem là cây trồng có phạm vi thích nghi khá rộng tại vùng sinh thái ngọt, lợ và mặn của tỉnh. Diện tích trồng chuối tăng từ 1.276 ha năm 2000, lên 1.500 ha năm 2005 và 2.034 ha năm 2010; tương ứng các năm năng suất tăng từ 7,83 tấn/ha, lên 12,36 tấn/ha và giảm còn 10,02 tấn/ha. Gần đây do nhu cầu thu mua chuối nguyên liệu để phục vụ cho chế biến có chiều hướng tăng, đã mở ra cơ hội cho mở rộng diện tích trồng chuối trên địa bàn tỉnh.
Cây nhãn: Được trồng tập trung ở khu vực giồng cát thuộc TP. Bạc Liêu, hình thành vùng truyền thống lâu đời (có hàng trăm cây trên 100 năm tuổi), giống chính là nhãn da bò với diện tích 150 ha năm 2000, 140 ha năm 2005 và 148 ha năm 2010. Năng suất nhãn thấp (bằng khoảng 50% năng suất nhãn cùng loại của các tỉnh khác) và có xu hướng giảm dần từ 4,82 tấn/ha, xuống 3,97 tấn/ha và 3,65 tấn/ha, nhưng lại có giá trị phục vụ dịch vụ du lịch rất lớn.
Bảng 2.9: Diện tích, năng suất, sản lượng cây lâu năm
(DT: ha; NS: tấn/ha; SL: tấn)
STT Cây trồng Thực hiện Tăng ( ), giảm (-)
Tăng BQ (%/n) 2000 2005 2010 2001 - 2005 2006 - 2010 2001 - 2005 2006 - 2010
CÂY LÂU NĂM DT 14.463 11.577 10.432 -2.886 -1.145 -4,35 -2,06
1 Cây công nghiệp DT 7.021 5.205 4.655 -1.816 -550 -5,81 -2,21 (cây dừa) DT 5.404 5.005 4.647 -399 -358 -1,52 -1,47
NS 2,66 3,68 3,76 1,02 0,08 6,65 0,48
SL 14.401 18.400 17.501 3.999 -899 5,02 -1,00 2 Cây ăn trái DT 7.442 6.372 5.777 -1.070 -595 -3,06 -1,94
2.1 Cây có múi DT 577 68 577 -509 -34,80 DT 558 63 558 -495 -35,35 NS 6,50 5,48 6,50 -1,02 -3,37 SL 3.627 345 3.627 -3.282 -37,53 2.2 Cây Nhãn DT 150 140 148 -10 8 -1,37 1,12 DT 150 139 135 -11 -4 -1,51 -0,58 NS 4,82 4,00 3,65 -0,82 -0,35 -3,63 -1,80 SL 722 556 493 -166 -63 -5,09 -2,38 2.3 Cây xoài DT 530 535 530 5 0,19 DT 516 523 516 7 0,27 NS 5,49 5,95 5,49 0,46 1,62 SL 2.833 3.112 2.833 279 1,90 2.4 Cây khóm (dứa) DT 750 12 750 -738 -56,27 DT 750 12 750 -738 -56,27 NS 6,00 9,75 6,00 3,75 10,20 SL 4.500 117 4.500 -4.383 -51,81 2.5 Cây chuối DT 1.276 1.500 2.034 224 534 3,29 6,28 DT 1.239 1.255 1.964 16 709 0,26 9,37 NS 7,83 12,27 9,91 4,44 -2,36 9,40 -4,18 SL 9.704 15.400 19.471 5.696 4.071 9,68 4,80 2.6 Cây ăn quả khác DT 6.016 2.875 2.980 -3.141 105 -13,73 0,72
DT 4.710 2.397 2.950 -2.313 553 -12,64 4,24
NS 4,54 4,52 4,72 -0,02 0,20 -0,07 0,89
SL 21.359 10.831 13.936 -10.528 3.105 -12,70 5,17
Cây xoài: Được trồng chủ yếu ở vùng ngọt và vùng lợ, trên đất không bị nhiễm mặn và có tầng phèn sâu, nên khả năng phát triển không lớn. Diện tích trồng năm 2005 là 530 ha và năm 2010 tăng lên 535 ha (tăng 5 ha).
Các cây còn lại diện tích trồng đều giảm, trong đó: nhiều nhất là khóm từ 750 ha còn 12 ha (giảm 738 ha, chủ yếu chuyển qua NTTS), kế đến là cây có múi giảm từ 577 ha còn 68 ha (giảm 509 ha, chủ yếu do khả năng thích nghi kém và bị sâu bệnh), cây ăn quả khác giảm từ 6.016 ha năm 2000, còn 2.875 ha năm 2005 (giảm 3.141 ha) và tăng lên 2.980 ha năm 2010 (tăng 105 ha).
Căn cứ vào định hướng phát triển của tỉnh, (huyện, thành thị) và dựa vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, từng cánh đồng, tập quán sản xuất từng nơi, các địa phương đã