Đánh giá chung về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triên nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh bạc liêu (Trang 98 - 99)

7. Bố cục của đề tài

2.5. Đánh giá chung về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu

Liêu giai đoạn 2000 – 2010

2.5.1.Thành tựu

- Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao qua các năm và tăng ở tất cả các ngành, nhất là ngành thủy sản.

- Cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh chuyển dịch tích cực theo hướng tăng nhanh tỉ trọng thủy sản, giảm dần tỉ trọng trồng trọt và cây lúa, tăng dần tỉ trọng cây ăn trái, rau màu và chăn nuôi.

- Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển đổi theo vùng sinh thái diễn ra rõ rệt, ngày càng có nhiều mô hình sản xuất hiệu quả và phù hợp đặc điểm của từng tiểu vùng, từng địa phương, gắn với công nghiệp chế biến, nhu cầu thị trường tiêu thụ.

- Xu hướng tăng các mô hình sử dụng đất luân canh, đa canh tổng hợp như: mô hình tôm - lúa ở tiểu vùng chuyển đổi, mô hình tôm QCCT kết hợp với nuôi cua, cá và trồng rừng ở tiểu vùng chuyển đổi và vùng Nam QL1A, mô hình lúa luân canh với rau màu và nuôi thủy sản ở tiểu vùng ngọt hóa, giảm diện tích lúa hè thu, tăng diện tích lúa đông xuân, xuân hè và thu đông (vụ 2).v.v. là hiệu quả và tích cực, phù hợp điều kiện sinh thái và xu hướng nước biển dâng, đem lại hiệu quả kinh tế tuy không phải là cao nhất nhưng ổn định, đảm bảo bền vững cả về mặt xã hội và cả về khía cạnh môi trường.

- Người dân đã và đang tích cực ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để nâng cao chất lượng, giảm chi phí sản xuất, tăng sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa, nâng cao thu nhập trên một đơn vị đất đai và thu nhập của nông hộ.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triên nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh bạc liêu (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)