Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triên nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh bạc liêu (Trang 145 - 146)

7. Bố cục của đề tài

3.4.6.Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm

3.4.6.1.Mở rộng hình thức ký kết hợp động thu mua nông thủy sản

- Tiếp tục hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp chế biến nông thủy sản ký kết hợp đồng tiêu thụ theo Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ bằng các chính sách khuyến khích cụ thể như: hỗ trợ nông dân hình thành vùng sản xuất tập trung và ứng dụng khoa học - công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm; hình thành hợp tác xã, tổ kinh tế hợp tác làm đầu mối ký kết hợp đồng tiêu thụ với doanh nghiệp; các doanh nghiệp ký kết hợp đồng thu mua nông thủy sản cho nông dẫn sẽ được hưởng những quy chế ưu đãi của tỉnh.v.v.v.

- Tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đến đầu tư sản xuất kinh doanh các mặt hàng nông thủy sản xuất khẩu mà tỉnh có thế mạnh là lúa gạo và thủy sản.

- Cụ thể hóa khung pháp lý cho việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế, xử lý tốt các tranh chấp dân sự trong ký kết hợp đồng thu mua nông thủy sản.

3.4.6.2. Đẩy mạnh công tác dự báo thông tin thị trường

- Các ngành có liên quan như Công thương, Nông nghiệp và PTNT, và các hiệp hội ngành hàng phân công lãnh đạo phụ trách công tác xúc tiến thương mại và bố trí người có năng lực đi sâu thu thập, xử lý và phổ biến thông tin thị trường hàng hóa để cung cấp cho người sản xuất qua hệ thống thông tin đại chúng và khuyến nông nhằm gắn sản xuất với thị trường, tăng khả năng tiếp thị, điều chỉnh sản xuất phù hợp với diễn biến của thị trường.

- Tổ chức xúc tiến thương mại một các có hiệu quả với nhiệm vụ tư vấn kinh doanh đối với các doanh nghiệp về thị trường trong và ngoài nước; tổ chức tập huấn, giao lưu cho doanh nhân thuộc các thành phần kinh tế giúp họ cập nhật thông tin mới về thị trường, kỹ năng quản trị, ưu tiên xây dựng đội ngũ doanh nhân có bản lĩnh, kinh nghiệm và kiến thức đáp ứng yêu cầu trong tiến trình hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới.

- Quan tâm khai thác thị trường các nước trong khu vực, EU, Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Hồng Kông, Nga, Trung Đông… đối với các mặt hàng gạo, thủy sản và rau quả đông lạnh. Chú trọng khai thác thị trường Campuchia về tiêu thụ các sản phẩm trồng trọt và thủy sản, nhập khẩu các nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến và sản xuất ngành nghề.

- Có chính sách khen thưởng cụ thể đối với các doanh nghiệp và cá nhân tìm được thị trường xuất khẩu mới, có sức mua lớn. Thành lập, quản lý và sử dụng có hiệu quả quỹ hỗ trợ xuất khẩu.

3.4.6.3. Xây dựng chợ nông thôn và mạng lưới tiêu thụ sản phẩm an toàn

- Hình thành các chợ đầu mối tiêu thụ nông thủy sản hàng hóa tại các vị trí thích hợp, đồng thời tích cực triển khai quy hoạch mạng lưới chợ nông thôn để mở rộng thị trường, tăng khả năng giao lưu hàng hóa nông – lâm – thủy sản, cung ứng vật tư phân bón, để người dân mua bán trực tiếp không qua trung gian.

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống trung tâm thương mại, các điểm bán sản phẩm nông thủy sản an toàn tại các chợ đầu mối, chợ thành phố, thị xã và chợ huyện trên địa bàn tỉnh.

- Phát triển các phương thức giao dịch thị trường hiện đại, nhất là hàng hóa nông thủy sản và vật tư nông nghiệp để ổn định giá, giảm bớt rủi ro cho người sản xuất và người tiêu dùng.

- Tăng cường quản lý nhà nước về giá đối với một số mặt hàng thiết yếu theo quy định của Trung ương; xây dựng tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường.

- Nâng cao chất lượng các dịch vụ bảo hiểm sản phẩm, nhất là các dịch vụ bảo hiểm đối với hàng nông sản.

- Đẩy mạnh xã hội hóa, vận dụng hợp lý những mặt tích cực của cơ chế thị trường, với các chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng nhằm khuyến khích và huy động các thành phần kinh tế trong và ngoài nước phát triển mạnh các dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, nhất là các sản phẩm mới trong hệ thống đa dạng hoá cây trồng vật nuôi.

- Tăng cường hợp tác, liên kết và phối hợp phát triển với các tỉnh khác trong và ngoài nước nhất là thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐBSCL, trên cơ sở phát huy thế mạnh đặc thù của nhau để cùng phát triển, hai bên cùng có lợi.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triên nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh bạc liêu (Trang 145 - 146)