Mô hình lúa – tôm

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triên nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh bạc liêu (Trang 112 - 115)

7. Bố cục của đề tài

2.8.1. Mô hình lúa – tôm

Mô hình luân canh lúa – tôm là mô hình có tính đặc thù của những vùng nhiễm mặn ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, nét đặc thù của mô hình này là tôm được thả nuôi trong mùa khô theo phương thức quảng canh cải tiến (khi nguồn nước trên sông bị nhiễm mặn) và lúa được tiến hành canh tác trong mùa mưa (nước ngọt). Vụ lúa được bố trí từ tháng 9 đến tháng 01 năm sau, vụ tôm bố trí từ tháng 02 đến tháng 7. Sau khi kết thúc vụ tôm, tháng 8 tiến hành vệ sinh đồng ruộng để chuẩn bị làm vụ lúa. Tháng 9 cấy hoặc gieo sạ, thu hoạch dứt điểm trong tháng 01 năm sau. Trong khi chân ruộng vẫn còn ngọt thì vệ sinh đồng ruộng, sau đó đưa nước mặn về để nuôi tôm.

a. Mục tiêu của mô hình

- Mô hình lúa - tôm nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng một diện tích, cải tạo môi trường, chọn giống lúa chịu phèn, mặn đạt năng suất, chất lượng cao, thích nghi điều kiện địa phương.

- Trồng lúa trên đất nuôi tôm là một biện pháp luân canh hiệu quả, góp phần làm sạch môi trường. Thời gian trồng lúa tạo ra khoảng cách giữa các vụ nuôi tôm cũng như thời gian nuôi tôm tạo ra khoảng cách giữa các vụ trồng lúa làm giảm áp lực nguồn bệnh, ngăn chặn sự lây lan của các tác nhân gây bệnh.

- Thông qua mô hình trang bị thêm kiến thức và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật sản xuất lúa và tôm

b. Hiện trạng

Huyện Giá Rai và Đông Hải là những huyện có diện tích đất sản xuất trong vùng mặn của tỉnh Bạc Liêu. Đây là những huyện hiện đang có phong trào nuôi tôm kết hợp với trồng lúa mang lại hiệu quả kinh tế cao.

c. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực mô hình

Địa hình và đất đai:

- Địa hình: Tương đối bằng phẳng, có nhiều hệ thống kênh rạch để thoát nước. Có hệ thống bờ bao khuông hộ riêng nên chủ động trong việc tiêu thoát nước.

- Đất đai: Là đất chuyên tôm, hiệu quả còn hạn chế Đặc điểm khí tượng:

Khu vực thực hiện mô hình thuộc vùng mặn, lượng mưa trung bình 2360 mm/năm, nhưng phân bố không đều, số ngày mưa bình quân 165 ngày /năm.

Nhiệt độ trung bình 26,6 0C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 4 là 38 0C, ẩm độ bình quân 85 %. Việc sản xuất lúa chủ yếu phụ thuộc vào nước trời, nhưng có máy bơm để bơm tát khi cần thiết, đôi khi có thiếu nước cuối vụ.

Đặc điểm kinh tế - xã hội :

Tổng số hộ tham gia dự án là 115 - 120 hộ. Ngành nghề của người dân ở đây chủ yếu là nuôi tôm, chưa tận dụng hết công lao động nhàn rỗi nếu chỉ làm một vụ tôm.

d. Kỹ thuật canh tác

Thiết kế ruộng nuôi

Ruộng nuôi tôm có diện tích từ 0,5-2 ha. Tùy mô hình mà có thể thiết kế ruộng nuôi khác nhau. Đối với mô hình 2 lúa kết hợp 1 tôm thì nhất thiết ruộng phải có mương bao xung quanh, chiếm từ 20-25 % tổng diện tích ruộng. Mương rộng từ 2-3 m và sâu 0,8-1,0 m so với mặt ruộng. Đối với các mô hình còn lại thì ruộng không nhất thiết phải có mương bao

mà dùng máy ủi đất mặt ruộng để đắp bờ ruộng cao và chắc chắn, và ruộng trở thành một ao nổi.

Trong ruộng nên có khu ương tôm có diện tích khoảng 10% diện tích ruộng nuôi. Khu ương có thể là một ao nhỏ hay được bao ví bằng lưới. Ao ương rất quan trọng vì có thể ương dưỡng và quản lý tôm tốt trong 1 tháng đầu trước khi thả ra nuôi đại trà. Đặc biệt, ao ương rất cần thiết đối với mô hình “2 vụ lúa xen canh 1 vụ tôm” nhằm tận dụng thời để gian ương tôm khi đang xạ lúa. Ao cũng cần thiết cho mô hình “2 vụ lúa luân canh 1 vụ tôm” vì phải ương tôm lớn trong thời gian trồng lúa vụ đầu, để có tôm lớn thả ra sau khi thu hoạch lúa.

Chuẩn bị ruộng nuôi

Đối với mô hình 2 lúa xen canh 1 tôm, ngoài công tác chuẩn bị ruộng như cày xới để trồng lúa Hè-Thu như bình thường, cần phải chuẩn bị sên vét mương bao, gia cố bờ bao và ao ương, bón vôi cho mương và ao ương tôm giống (15-20 kg/100m2). Khi tiến hành sạ lúa Hè-Thu trên ruộng thì cũng bắt đầu ương tôm giống trong ao ương. Khi tôm ương được 1 tháng thì cho lên ruộng lúa có mức nước thích hợp với lúa.

Đối với các mô hình luân canh khác, sau khi thu hoạch lúa, cần chuẩn bị ruộng nuôi tôm như cắt dọn sạch gốc rạ, sên vét mương bao, bừa trục mặt ruộng, sửa lại bờ bao, lắp các lỗ mọi, hang hốc. Mương bao cần được bón vôi với lượng khoảng 15-20 kg/100m2. Trước khi thả giống lên ruộng vài ngày, cho nước vào ngập mặt ruộng 0,6-0,8 m.

Mật độ và thả giống:

Đối với mô hình 2 vụ lúa xen canh 1 vụ tôm, hoặc 1 vụ lúa luân canh 1 vụ tôm, do có thời gian nuôi dài, nên có thể thả tôm giống (trung bình 1,2-1,5cm). Riêng mô hình 2 vụ lúa luân canh 1 vụ tôm, do thời gian nuôi thịt ngắn, nên cần ương tôm trước đó 1-1,5 tháng, hoặc mua giống lớn 4-6 cm để thả nuôi thịt. Tuỳ theo mô hình nuôi, kích cỡ tôm giống và thời gian nuôi thịt và khả năng chăm sóc mà có thể thả với mật độ 3-8 con/m2 ruộng. Mô hình nuôi tôm xen canh với lúa (Hè-Thu) nên nuôi với mật độ thấp vì mức nước ruộng thấp hơn và khả năng chăm sóc tôm cũng hạn chế hơn.

e. Hiệu quả của mô hình

Hiệu quả về kinh tế:

- Mô hình một vụ lúa một vụ tôm được thực hiện sẽ giúp cho vùng tuyển chọn những giống mới chịu mặn do các viện trường lai tạo phù hợp với tập quán canh tác của người dân

địa phương có năng suất chất lượng cao, chống chịu điều kiện môi trường như phèn mặn, chống chịu sâu bệnh, giống tôm có chất lượng, đạt năng suất cao.

+ Năng suất lúa thực hiện mô hình ước bình quân: 4tấn/ha.

+ Năng suất tôm thực hiện mô hình ước bình quân: 400 -600 kg/ha.

Hiệu quả xã hội:

- Giúp người dân thay đổi tập quán độc canh con tôm, nhiều rủi ro do dịch bệnh, canh tác sử dụng giống địa phương đã bị thoái hoá, dài ngày chuyển sang trồng thêm một vụ lúa, sử dụng giống lúa đạt năng suất chất lượng cao, kháng sâu bệnh, chịu mặn thích nghi điều kiện địa phương, nhằm chủ động thời gian sản xuất, tăng thu nhập cho kinh tế hộ tham gia mô hình và đáp ứng nhu cầu giống mới tại địa phương.

- Tạo điều kiện để người dân tiếp cận với giống mới, ngắn ngày, chịu mặn, qua mô hình trình diễn nông dân sẽ áp dụng mô hình làm ăn có hiệu quả thích hợp cho vùng

Hiệu quả về môi trường:

- Qua mô hình chọn những giống lúa có ưu điểm, chịu mặn để sản xuất ở địa phương giống đạt tiêu chuẩn chất lượng, hạn chế được sâu bệnh, bảo vệ môi trường và sức khỏe cho cộng đồng, chất lượng tôm giống tốt đạt hiệu quả....

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triên nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh bạc liêu (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)