Bền vững về mặt tự nhiên và môi trường

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triên nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh bạc liêu (Trang 110 - 111)

7. Bố cục của đề tài

2.7.1. Bền vững về mặt tự nhiên và môi trường

Chuyển dịch cơ cấu kinh kinh tế nông nghiệp chưa gắn với bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên và tái tạo nguồn lợi tự nhiên, thậm chí ở một số ngành, lĩnh vực xem nhẹ yếu tố môi trường trong phát triển. Nhiều quy hoạch ngành thiếu tham vấn đầy đủ ý kiến các ngành, các viện nghiên cứu, các nhà khoa học, địa phương liên quan và của cộng đồng nên khó đánh giá đầy đủ và hạn chế các tác động môi trường và xã hội. Thực thi qui hoạch không nghiêm, hoạt động NTTS phát triển nóng; điều chỉnh quy hoạch và thực hiện không kịp thời nên một số nơi nguồn tài nguyên rừng, đất bị khai thác bừa bãi, suy thoái; …đã gây ô nhiễm môi trường, tác động xấu đến sản xuất và đời sống dân cư, thậm chí có thể huỷ hoại môi trường trong tương lai.

Tài nguyên, hệ sinh thái của tỉnh khá phong phú, chủ yếu là biển, sông rạch, rừng ngập mặn, sân chim, đất ngập nước, nguồn nước ngầm. Tuy nhiên do nguồn lực đầu tư hạn hẹp, năng lực quy hoạch phát triển, hệ thống hạ tầng có nhiều bất cập, dưới áp lực của quá trình CNH-HĐH đã có ảnh hưởng rõ rệt đến tính bền vững sản xuất nông nghiệp, NTTS, đến hệ sinh thái và môi trường trong điều kiện địa hình chịu tác động phức tạp của yếu tố thủy triều ven biển.

Tình hình ô nhiễm môi trường diễn biến ngày càng phức tạp, phát sinh các điểm nóng về ô nhiễm như: NTTS phát triển tự phát không theo quy hoạch; nước thải từ các cơ sở chế biến thủy sản đông lạnh, chăn nuôi, giết mổ;… góp phần làm ô nhiễm nguồn nước, gây ô nhiễm môi trường khu vực.

Do điều kiện địa hình có độ dốc thấp, chịu ảnh hưởng mạnh của chất lượng nước mặt từ các tỉnh thượng du, trong tương lai, mâu thuẫn giữa quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và bảo vệ môi trường tại KCN-CCN và các cơ sở sản xuất khác sẽ diễn ra ngày càng gay gắt nếu không sớm có các giải pháp bảo vệ môi trường (về quy hoạch và kỹ thuật).

Tài nguyên nước ngày càng bị ô nhiễm nhưng chưa được nghiên cứu, đề ra giải pháp khắc phục. Nước ngầm chưa được điều tra, đánh giá đầy đủ để làm căn cứ cho công tác quy hoạch, quản lý và sử dụng. Đa số các đơn vị sử dụng nước ngầm chưa chấp hành nghiêm Luật Tài nguyên nước.

Tài nguyên đất đang bị suy giảm, thoái hóa và bị xâm nhập mặn: đất trồng lúa đang bị thu hẹp do áp lực tăng diện tích NTTS, công nghiệp hóa và đô thị hóa, diện tích đất có độ phì nhiêu thấp và mất cân bằng dinh dưỡng, đất chua hoá, mặn hoá, phèn hoá, đất ngập úng, sạt lở và đất bị ô nhiễm đang tăng lên. Sự suy thoái môi trường đất kéo theo sự suy giảm các quần thể động, thực vật và chiều hướng giảm diện tích đất nông nghiệp trên đầu người.

Người dân còn thói quen vứt rác bừa bãi trên đường phố, sông rạch, nơi công cộng. Rác chưa được phân loại tại nguồn nên khó khăn trong việc xử lý rác.

Tình hình diễn biến về biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng ngày càng phức tạp và hiện hữu, song chưa chú trọng chuẩn bị Kế hoạch hành động và thực hiện những biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. Nước biển dâng lên khoảng 40 cm trong vòng 20 năm tới sẽ làm thay đổi sâu sắc tài nguyên thiên nhiên và khí hậu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống người dân.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triên nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh bạc liêu (Trang 110 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)