Định hướng phát triển nông thôn

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triên nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh bạc liêu (Trang 129 - 131)

7. Bố cục của đề tài

3.3.6. Định hướng phát triển nông thôn

- Xây dựng nông thôn mới phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, phù hợp với Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; phải xác định cụ thể định hướng phát triển và đặc trưng của khu vực nông thôn; giải quyết tốt mối quan hệ giữa xây dựng trước mắt với phát triển lâu dài, giữa cải tạo với xây dựng mới; phù hợp với sự phát triển về kinh tế của địa phương và thu nhập thực tế của người dân.

- Xây dựng nông thôn mới phải có sự tham gia của người dân, từ ý tưởng quy hoạch đến huy động nguồn vốn, tổ chức thực hiện và quản lý xây dựng.

- Xây dựng nông thôn mới phải đảm bảo tính đồng bộ, phù hợp với nguồn vốn đầu tư và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; định hướng, giải pháp, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội, môi trường điểm dân cư, hạn chế tối đa những ảnh hưởng do thiên tai, ngập lũ, nền đất yếu.

- Xây dựng nông thôn mới phải bảo đảm hiện đại, văn minh nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của địa phương, dân tộc và ổn định cuộc sống dân cư; giữ gìn bảo tồn di sản và phát huy các giá trị văn hoá vật thể; thích ứng với điều kiện thiên tai.

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm giảm khoảng 1,5-2%, đến năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo còn 9%, 2020 xuống còn 2% - 4%, hạn chế tình trạng tái nghèo.

- Mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 13.500 – 14.000 lao động.

- Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,12%/năm thời kỳ 2011-2015 và đến năm 2020 khoảng 0.9- 1,0%/năm. Giảm tỷ lệ sinh bình quân hàng năm 0,03%.

- Tỷ lệ hộ được sử dụng điện 95-98% vào năm 2015 và 100% năm 2020, tiếp tục nâng cao chất lượng trong những năm sau đó.

- Tỷ lệ nhà ở kiên cố, bán kiên cố và nhà ở bằng khung gỗ lâu bền đạt 80% năm 2015 lên trên 85% vào năm 2020.

- Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch qua xử lý: 70% vào năm 2015; trên 80% đến năm 2020. Tỷ lệ hộ sản xuất nông nghiệp và cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn môi trường 85%; Hình thành đưa vào hoạt động các tổ thu gom rác dân lập. Quy hoạch, xây dựng quy chế quản lý nghĩa trang đạt chuẩn 100%.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng các ngành phi nông nghiệp; đặc biệt, thúc đẩy các ngành trong khu vực công nghiệp, dịch vụ tăng trưởng nhanh. Năm 2015, tỷ trọng phi nông nghiệp sẽ đạt khoảng 63,6% và nông - lâm - thuỷ sản khoảng 36,4%; cơ cấu tương ứng của các ngành vào năm 2020 là 69% và 31%. Cơ cấu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp (tỷ lệ lao động ở độ tuổi làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp) giảm bình quân 10 – 15%/năm. - Xây dựng mạng lưới giao thông nông thôn với chất lượng bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa, tiêu thụ nông sản. Với tuyến xã tới các ấp được nhựa hóa, trục nối giữa các ấp, tổ trong ấp, liên tổ được cứng hóa không lầy lội vào mùa mưa.

- Kiên cố hóa trường, lớp, hoàn thiện các điều kiện về cơ sở vật chất trong hệ thống các trường học, tiến tới hiện đại hóa các phương tiện dạy học.

- Xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn với tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 98%; tỷ lệ người tham gia hoạt động thể dục, thể thao thường xuyên đạt 50% và tham gia các hoạt động văn nghệ đạt 20%; tỷ lệ đám cưới, đám tang thực hiện nếp sống văn hóa đạt 85%.

- Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức cơ sở Đảng, hoạt động của các hội, đoàn thể thông qua việc vận động tuyên truyền hội viên, đoàn viên làm nòng cốt trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Trong đó, tỷ lệ cán bộ xã đạt chuẩn là 100%; hoạt

động của Đảng bộ, chính quyền và tổ chức đoàn thể chính trị đạt tiêu chuẩn trong sạch vững mạnh và từ tiên tiến trở lên. An ninh trật tự xã hội luôn được giữ vững.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triên nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh bạc liêu (Trang 129 - 131)