Chuyển dịch cơ cấu theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triên nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh bạc liêu (Trang 65 - 68)

7. Bố cục của đề tài

2.3.1. Chuyển dịch cơ cấu theo ngành kinh tế

Trong 10 năm qua nền kinh tế của tỉnh tăng trưởng với tốc độ khá cao bình quân hơn 12%/năm. Đóng góp của các ngành vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh:

Giai đoạn 2001-2005, ngành công nghiệp - xây dựng đóng góp khoảng 4,09%, ngành dịch vụ 3,76%, ngành nông nghiệp là 7,81% vào tăng trưởng kinh tế.

Bảng 2.2: Đóng góp của các ngành vào tăng trưởng chung (giá so sánh 1994)

Chỉ tiêu 2000 2005 2010 Tốc độ tăng trưởng(%) Đóng góp vào GDP (%) 2001- 2005 2006- 2010 2001- 2005 2006- 2010 GDP (Tỷ đồng) 2.452 5.075 8.773 15,66 11,57 15,66 11,57 - Công nghiệp-xây dựng 487 1172 2163 19,19 12,31 4,09 2,94 - Nông, lâm ngư nghiệp 1.425 2.733 4.105 13,92 8,60 7,81 4,95 - Dịch vụ 541 1171 2505 16,72 16,87 3,76 3,68

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bạc Liêu năm 2010)

Giai đoạn 2006-2010, ngành công nghiệp-xây dựng đóng góp khoảng 2,94%, ngành dịch vụ 3,68%, ngành nông nghiệp là 4,95% vào tăng trưởng kinh tế.

Như vậy, tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bạc Liêu thời gian qua tuy có cao nhưng không bền vững, chủ yếu do đóng góp của ngành nông nghiệp, đóng góp ngành công nghiệp - xây dựng và ngành dịch vụ vào tăng trưởng kinh tế vẫn còn thấp và hạn chế.

Bảng 2.3: Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bạc Liêu

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2000 2005 2010 Nhịp độ tăng (%) 2001- 2005 2006-2010 I. Tổng GDP (giá so sánh 1994) 2.452,2 5.075,5 8.773 15,7 11,57

1. Nông lâm ngư 1.424,6 2.733,0 4.105 13,9 8,6 2. Công nghiệp-Xây dựng 487,0 1.171,4 2.163 19,2 12,3 3. Dịch vụ 540,5 1.171,1 2.505 16,7 16,8

II. Tổng GDP (giá hiện hành) 3.135,5 7.784,1 17.270

1. Nông lâm ngư 1.890,9 4.487,5 8.819 2. Công nghiệp-Xây dựng 556,4 1.721,3 4.186 3. Dịch vụ 688,2 1.575,3 4.265

III. Cơ cấu kinh tế (%) 100 100 100

1. Nông lâm ngư 60,3 57,6 52,2 2. Công nghiệp-Xây dựng 17,7 22,1 24,1 3. Dịch vụ 22,0 20,3 23,7

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bạc Liêu năm 2010)

Cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Bạc Liêu đã có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa với sự gia tăng tỷ trọng ngành công nghiệp- xây dựng trong tổng sản phẩm của tỉnh (từ 17,7% năm 2000 lên 22,1% năm 2005 và 24,1% năm 2010). Các phân ngành Công

nghiệp có lợi thế của tỉnh (chế biến nông- lâm- thuỷ sản) được tập trung đầu tư và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong giá trị tăng thêm của ngành.

Tỷ trọng nông - lâm - thuỷ sản giảm tương ứng từ 60,3% năm 2000 xuống 57,6% năm 2005 và 52,2% năm 2010, (mặc dù vẫn tăng lên về giá trị tuyệt đối), hiện là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của tỉnh, quá trình giảm tỷ trọng ngành nông – lâm – thủy sản trong cơ cấu GDP phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH của tỉnh.

Biểu đồ 2.3:Cơ cấu kinh tế tỉnh Bạc Liêu từ 2000 – 2010

Xét theo hai khối ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp, tỷ trọng của ngành phi nông nghiệp trong tổng giá trị sản phẩm của tỉnh tăng nhanh từ 39,6% năm 2000 lên 42,3% năm 2005 và 47,8% năm 2010. Tuy nhiên sự chuyển dịch cơ cấu sản phẩm dịch vụ lại không theo chiều hướng tăng liên tục như công nghiệp - xây dựng.

Tỷ trọng ngành dịch vụ tăng không đáng kể từ 21,9% năm 2000 lên 23,7% năm 2010 dù trước đó lại giảm còn 20,3% năm 2005. Sở dĩ tỷ trọng các ngành kinh tế của tỉnh tăng và giảm về cơ cấu theo chiều hướng khác nhau là do giá trị sản xuất của các ngành đều tăng tương ứng trong các năm qua. Trong đó đáng kể là sự gia tăng của khối ngành công nghiệp và sản xuất nông nghiệp- thuỷ sản. Do có sự quan tâm của nhà nước và có sự đầu tư của những người sản xuất nông nghiệp trong việc đưa các giống mới năng suất cao, phù hợp với điều kiện từng vùng sản xuất và khai thác thế mạnh của vùng nên hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp tăng khá trong thời gian qua. Các tỷ trọng tương ứng của khối ngành sản xuất sản phẩm vật chất là 78,0%, 79,7% và 75,3%.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triên nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh bạc liêu (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)