Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong mối quan hệ giữa nông nghiệp,

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triên nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh bạc liêu (Trang 70 - 74)

7. Bố cục của đề tài

2.4.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong mối quan hệ giữa nông nghiệp,

lâm nghiệp và thuỷ sản

Tổng GTSX năm 2000 đạt 2.864 tỷ đồng, năm 2005 đạt 6.107 tỷ đồng, năm 2010 đạt 9.231 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2001 - 2005 là 16,35%; giai đoạn 2006 - 2010 tăng 8,61%; trong đó GTSX thủy sản tăng bình quân là 35,38%/năm giai đoạn 2001 - 2005 và 9,8% giai đoạn 2006 - 2010.

Bảng 2.5: Tăng trưởng GDP và GTSX nông, lâm nghiệp và thủy sản (Theo giá so sánh năm 1994)

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm thực hiện Tốc độ tăng (%/năm)

2000 2005 2010 01 - 05 06 - 10

I. GDP nông nghiệp Tỉ đồng 1.425 2.733 4.106 13,91 8,48

1. Nông, lâm nghiệp Tỉ đồng 875 695 840 -4,5 3,86 2. Thuỷ sản Tỉ đồng 550 2.038 3.266 29,95 9,89

II. GTSX nông nghiệp Tỉ đồng 2.864 6.107 9.231 16,35 8,61

1. Nông nghiệp Tỉ đồng 1.826 1.456 1.814 -4,43 4,49 2. Lâm nghiệp Tỉ đồng 19 17 23 -2,2 6,23 3. Thủy sản Tỉ đồng 1.019 4.634 7.394 35,38 9,8 - Trong đó: NTTS Tỉ đồng 513 3.916 6.321 50,16 10,05

III. GTSX nông nghiệp

(theo giá thực tế) Tỉ đồng 3.668 9.917 21.262

1. Nông nghiệp 2.072 2.705 6.768

2. Lâm nghiệp 37 37 98

3. Thủy sản 1.559 7.175 14.396

IV. Cơ cấu % 100 100 100

1. Nông nghiệp % 56,5 27,3 31,8

2. Lâm nghiệp % 1,00 0,4 0,5

3. Thủy sản % 42,5 72,3 67,7

V. Tỉ lệ GDP/GTSX % 49,8 44,8 44,3 -2,097 19,69

1. Nông, lâm nghiệp % 47,4 47,2 45,7 -,103 -0,62 2. Thuỷ sản % 54,0 44,0 44,2 -4,01 0,09

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bạc Liêu năm 2010)

Cơ cấu ngành chuyển dịch theo hướng chung là giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành thủy sản và ổn định tỷ trọng ngành lâm nghiệp, tốc độ chuyển dịch giai đoạn 2001-2005 tương đối nhanh và giảm dần giai đoạn 2006 - 2010. Năm 2000 cơ cấu toàn ngành là: nông nghiệp chiếm 56,5%, lâm nghiệp chiếm 1,00% và thủy sản chiếm 42,5%; đến năm 2005 nông nghiệp chiếm 27,3%, lâm nghiệp chiếm 0,4%, thủy sản chiếm 72,3%; đến năm 2010 nông nghiệp chiếm 31,8%, lâm nghiệp chiếm 0,5%, thủy sản chiếm 67,7%.

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

Bức tranh tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất giữa ngành nông, lâm nghiệp và ngành thủy sản của tỉnh Bạc Liêu trong 10 năm qua có thể chia thành 2 giai đoạn với những đặc điểm chính như sau:

Giai đoạn 2001-2005: là giai đoạn có sự điều chỉnh cơ cấu sản xuất mạnh mẽ từ sản xuất nông, lâm nghiệp sang nuôi trồng thủy sản, nhờ đó giá trị sản xuất ngành thủy sản qua các năm luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao, bình quân cả giai đoạn 2001-2005 đạt 35,38%/năm; tỉ trọng giá trị sản xuất của ngành thủy sản tăng nhanh từ 35,6% năm 2000 lên 75,9% năm 2005. Ngược lại, giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp tăng chậm hoặc tăng âm từ năm 2000 đến năm 2004 (-16,3 đến - 8%/năm), sau đó được phục hồi vào năm 2005 (8,5%/năm), bình quân cả giai đoạn 2001-2005 nông nghiệp giảm 4,43%/năm, lâm nghiệp giảm 2,2%/năm. Nhờ có thủy sản tăng cao, nên tốc độ tăng trưởng của toàn ngành đạt 16,35%/năm, cao hơn 2 lần so với tốc độ tăng của giai đoạn trước là 1996 – 2000 (8,1%/năm).

Giai đoạn 2006-2010: là giai đoạn sản xuất của cả 3 ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có xu hướng đi vào ổn định. Tốc độ tăng trưởng của ngành ngành thủy sản qua các năm đạt 6,8-14,7%/năm, bình quân cả giai đoạn 2006-2010 đạt 9,8%/năm và của ngành nông, lâm nghiệp đạt 4,0-7,2%/năm bình quân cả giai đoạn 2006-2010 nông nghiệp tăng

4,49%/năm, lâm nghiệp tăng 6,23%/năm. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của toàn ngành đạt 8,61%/năm, tuy thấp hơn so với giai đoạn trước nhưng vẫn là mức tăng trưởng cao.

Biểu đồ 2.5: Tăng trưởng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh tuy duy trì được mức tăng trưởng cao, nhưng hiệu quả tăng trưởng có biểu hiện giảm, tỉ trọng giá trị gia tăng toàn ngành (GDP) so với GTSX có xu hướng giảm dần từ 49,8% năm 2000 xuống còn 44,8% năm 2010 (giảm 5,0%), trong đó tỉ trọng giá trị gia tăng của ngành thủy sản giảm mạnh hơn từ 54,0% năm 2000 xuống 44,0% năm 2005 và tăng lên 44,2% năm 2010 (giảm 9,8%) và tỉ trọng gia tăng của ngành nông, lâm nghiệp cũng giảm từ 47,4% năm 2000 xuống còn 45,8% năm 2010 (giảm 1,70%). Điều này khá phù hợp với tình hình thực tế là đầu tư vào ngành thủy sản cho tỉ suất lợi nhuận thấp hơn, khả năng xảy ra rủi ro cao hơn so với đầu tư vào ngành nông, lâm nghiệp. Do đó, việc điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư và cơ cấu sản xuất theo hướng giảm các mô hình nuôi trồng thủy sản chuyên, tăng các mô hình kết hợp với nông, lâm nghiệp như chủ trương của tỉnh hiện là hướng đi đúng.

Qua số liệu trên chúng ta thấy nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu đã có những bước phát triển khá, cơ cấu ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch đúng hướng, chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH và theo hướng sản xuất hàng hoá là chủ yếu, mang lại giá trị kinh tế cao và đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và phát triển nông nghiệp, nông thôn Bạc Liêu nói riêng. Trong đó đáng chú ý là tỷ trọng ngành thuỷ sản trong năm 2010 là 80,1%, đây là một ngành mang lại giá trị kinh tế cao của tỉnh Bạc Liêu,

đồng thời là ngành có khả năng tạo ra khối lượng và giá trị hàng hoá lớn, tăng giá trị xuất khẩu. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu trong những năm qua phần nào đã thể hiện được tính năng động, thích ứng với các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh và nhu cầu của thị trường, mặt khác ngành nông nghiệp của tỉnh đã bước đầu xác định mục tiêu sản xuất nên sản xuất những gì người tiêu dùng cần nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường và của người tiêu dùng, góp phần quan trọng vào việc thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao mức sống của dân cư ở khu vực nông thôn, đồng thời tận dụng và phát huy một cách tốt nhất tiềm năng và lợi thế so sánh của các vùng và của tỉnh.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triên nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh bạc liêu (Trang 70 - 74)