7. Bố cục của đề tài
1.1.6. Các chỉ tiêu phản ánh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
1.1.6.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả, hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Nhóm chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên 3 mặt cơ bản, gồm: cơ cấu GDP hoặc cơ cấu giá trị sản xuất, cơ cấu lao động và cơ cấu hàng xuất khẩu của các ngành trong nông nghiệp.
Cơ cấu GDP hoặc cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp: đây là một trong những thước đo khái quát nhất, phổ biến nhất để đo lường, đánh giá trạng thái, xu hướng và mức độ thành công của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Các chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá gồm có :
- GDP và tỉ trọng GDP nông nghiệp trong GDP nền kinh tế (3 khu vực). - GTSX và tỉ trọng GTSX các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản.
- GTSX và tỉ trọng GTSX nội bộ các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản. - Tăng trưởng GDP và GTSX của các ngành trong nông nghiệp.
- GDP và GTSX của các ngành trong nông nghiệp bình quân đầu người.
Thông qua kết quả của các chỉ tiêu có thể rút ra những nhận định về trạng thái chuyển dịch cơ cấu kinh tế có ổn định hay không ổn định, xu hướng chuyển dịch có đúng hướng hay không đúng hướng, mức độ chuyển dịch nhanh hay chậm và nền kinh tế tăng trưởng cao hay thấp, bền vững hay không bền vững.
Quy luật chung là tỉ trọng đóng góp của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân và tỉ trọng đóng góp của trồng trọt trong ngành nông nghiệp có xu hướng giảm dần.
Cơ cấu lao động nông nghiệp: phản ánh tầm quan trọng của ngành trong nông nghiệp về việc sử dụng nguồn lao động xã hội và chỉ tiêu chủ yếu được sử dụng để đánh giá gồm có:
- Tỉ trọng lao động làm việc trong ngành nông nghiệp so với tổng lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân.
- Tỉ trọng lao động nông nghiệp làm việc trong các ngành của nông nghiệp so với tổng lao động nông nghiệp; GDP và GTSX nông nghiệp bình quân lao động nông nghiệp
(năng suất lao động nông nghiệp); Quy luật chung là tỉ trọng lao động nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân và tỉ trọng lao động trồng trọt có xu hướng giảm dần; đồng thời ngành nào có năng suất lao động cao thì ngành đó có tốc độ tăng trưởng và tỉ trọng sản lượng đầu ra tăng.
Cơ cấu hàng xuất khẩu: phản ánh mức độ thành công của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hội nhập và chỉ tiêu chủ yếu thường được sử dụng để đánh giá gồm có:
- Tỉ trọng giá trị xuất khẩu hàng nông, lâm, thuỷ sản trong tổng giá trị xuất khẩu của nền kinh tế quốc dân.
- Tỉ trọng giá trị xuất khẩu của từng ngành trong tổng giá trị xuất khẩu hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản.
- Giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản bình quân đầu người.
Xu hướng chung là tỉ trọng giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản sẽ giảm dần trong tổng giá trị xuất khẩu của nền kinh tế và giá trị xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản bình quân đầu người tăng.
1.1.6.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tác động của các nhân tố đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tác động của các nhân tố đến cung: có rất nhiều chỉ tiêu phản ánh mức độ tác động của từng nhân tố đến tổng cung, dưới đây là một số chỉ tiêu thường được sử dụng:
(l) Yếu tố vốn:
Hiệu suất sử dụng vốn đầu tư. (2) Yếu tố lao động:
- GDP và GTSX bình quân lao động nông nghiệp (năng suất lao động): Y
yl = ---- L
Trong đó :
yl : Năng suất lao động nông nghiệp
Y: Tổng GDP hoặc giá trị sản xuất nông nghiệp L: Tổng lao động nông nghiệp
- Giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đất nông nghiệp. - Diện tích đất canh tác bình quân trên 1 lao động. (4) Khoa học và công nghệ:
- Tỉ lệ diện tích hoặc tỉ lệ hộ sử dụng giống mới.
- Chi phí sử dụng, thuê mướn máy móc, thiết bị bình quân trên 1 ha. - Tỉ lệ diện tích tưới tiêu chủ động.
- Tỉ lệ diện tích áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến.
Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tác động của các nhân tố đến tổng cầu: tương tự như đối với nhân tố cung, một số chỉ tiêu phổ biến được sử dụng để đo lường mức độ tác động của các nhân tố lên tổng cầu:
- Tỉ trọng giá trị nông sản hàng hóa tiêu dùng trong nước. - Tỉ trọng giá trị nông sản xuất khẩu so với giá trị sản xuất. - Tỉ lệ nông sản hàng hóa tiêu thụ thông qua hợp đồng.
Các chỉ tiêu trên được tính cho toàn ngành và cho từng ngành trong nông nghiệp để là cơ sở cho việc phân tích, đánh giá mức độ tác động của từng yếu tố đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở mức độ phân tích, đánh giá nêu trên thì chỉ có thể thấy được mức độ tác động riêng rẽ của từng yếu tố, chưa xác định được mức độ tác động và mối quan hệ giữa các yếu tố trong quá trình tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Do đó, cần phải có một mô hình thực nghiệm thực tế phù hợp với mục đích, yêu cầu phân tích, đánh giá và khả năng nguồn số liệu có được.