Định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành thủy sản

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triên nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh bạc liêu (Trang 125 - 128)

7. Bố cục của đề tài

3.3.4. Định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành thủy sản

- Dự kiến giá trị sản xuất của ngành thủy sản lên khoảng 8.500 tỷ đồng năm 2015 và khoảng trên 9.000 tỷ đồng vào năm 2020. Sản lượng khai thác và nuôi trồng tăng khoảng 288 ngàn tấn năm năm 2015 và 350 ngàn tấn năm 2020. Riêng sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2015 đạt khoảng 180 ngàn tấn và năm 2020 đạt khoảng 230 ngàn tấn, trong đó tôm 118 ngàn tấn. Dự kiến năm 2015 sản lượng đánh bắt đạt khoảng trên 108 ngàn tấn và năm 2020 khoảng 120 ngàn tấn, trong đó tôm tương ứng là 13 ngàn tấn và 15 ngàn tấn. Số lượng tàu thuyền năm 2015 sẽ là 1250 tàu, với tổng công suất khoảng 122,2 - 122,4 ngàn CV tăng 98 - 100 tàu so với hiện nay và đến năm 2020 dự kiến sẽ có khoảng 160.000 cv công suất.

- Mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 128,4 ngàn ha vào năm 2015 và sau đó giảm xuống 126,4 ngàn ha vào năm 2020. Đối với vùng Nam quốc lộ 1A, từ đê biển trở vào giữ quy hoạch 15.000 ha diện tích nuôi tôm công nghiệp, tập trung chủ yếu ở Bạc Liêu, Hòa Bình, Đông Hải; xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại đáp ứng nhu cầu nuôi tôm thâm canh. Phần diện tích còn lại sẽ chuyển dần theo định hướng đã được Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XIV xác định. Đối với vùng ngoài đê biển, tiếp tục thực hiện trồng rừng phòng hộ để đảm bảo độ dày 500m từ đê ra biển; tổ chức lại và hỗ trợ các hợp tác xã nuôi nhuyễn thể đạt hiệu quả, bảo vệ sinh thái và giải quyết việc làm cho các hộ nghèo ven biển.

- Khuyến khích đa dạng hóa các mô hình, loài và giống thủy sản nuôi trồng. Để bù đắp vào khả năng mở rộng diện tích không còn nhiều cần đầu tư nâng cao năng suất nuôi trồng, mở rộng diện tích nuôi nghêu, sò khu vực bãi bồi và tăng cường khả năng đánh bắt.

- Trong nhiều năm nữa, khai thác và nuôi trồng thủy sản vẫn là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của Bạc Liêu. Nhu cầu thị trường trong nước rất lớn, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sắp tới. Hơn thế, cùng với khối lượng xuất khẩu ngày càng tăng vào thị trường Mỹ và EU, việc Hoa Kỳ quyết định mức thuế không cao đối với đa số các công ty

xuất khẩu thủy sản Việt Nam, trong đó có các công ty của Bạc Liêu, đã tạo môi trường thuận lợi và ổn định cho ngành thủy sản của tỉnh phát triển.

Bảng 3.2: Dự báo diện tích nuôi trồng thủy sản (Đơn vị:ha)

Chỉ tiêu

Năm Tăng, giảm diện tích

2010 2015 2020 2011- 2020 2011- 2015 2016- 2020 Đất NTTS 125.410 128.391 126.410 1.000 2.981 1.981 - Tôm CN và BCN 10.413 15.000 15.000 4.587 4.587 - Tôm QCCT 2.329 1.550 -2.329 - Tôm QCCT kết hợp 87.378 75.201 72.110 -15.268 -12.177 -3.091 TĐó: Tôm - Rừng 7.317 7.500 10.000 2.683 183 2.500 - Tôm - Lúa 22.134 33.000 35.000 12.866 10.866 2.000 TĐó: Tôm càng xanh 5.765 6.000 6.000 235 235 - Đất NTTS khác 3.156 3.500 4.500 1.344 344 1.000 TĐó: Cá kèo CN&BCN 350 500 1.000 650 150 500

Đất mặt nước ven biển 10.221 10.222 10.222 10 10

1. Khoanh nuôi 664 1.327 1.327 664 664 2. NTTS (nghêu sò) 6.104 6.104 5.000 -1.104 -1.104 3. Sử dụng khác 4.108 3.454 3.895 -213 -654 441

(Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu)

- Thời gian qua, việc mở rộng diện tích nuôi tôm quá nhanh trong khi chưa chuẩn bị đủ các điều kiện cần thiết như thuỷ lợi, con giống, xử lý môi trường nguồn nước, đầm nuôi, thiếu kinh nghiệm sản xuất và quản lý.v.v.. đã gây ra những tác động xấu về môi trường. Những năm tới, cần tích cực đầu tư hạ tầng sản xuất như kênh thuỷ lợi, trạm bơm, cần đặc biệt chú ý về kỹ thuật, khuyến ngư và quản lý tổ chức sản xuất, đặc biệt là quản lý quy hoạch. Ưu tiên phát triển các mô hình nuôi tôm-cá sinh thái bền vững, tạo sản phẩm có khả năng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu cao, đặc biệt là các mô hình đang có ưu thế hiện nay như mô hình tôm-lúa; tôm-cá.

Bảng 3.3: Dự báo một số chỉ tiêu cơ bản của nông, lâm, ngư nghiệp đến năm 2020 STT Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2015 2020 Tốc độ tăng trưởng bình quân (%) 2011- 2015 2016- 2020 I Sản phẩm chủ yếu 1 Lúa Tấn 809.510 850.000 905.000 0,98 1,26 2 Tổng sản lượng thủy sản Tấn 142.600 288.000 350.000 15,09 3,98 2 Tôm Tấn 83.000 117.000 131.000 7,11 2,29 3 Cá, thủy sản khác nuôi Tấn 159.600 171.000 219.000 1,39 5,07 4 Rau, đậu các loại Tấn 87.470 150.000 190.000 11,39 4,84 5 Trái cây Tấn 36.738 47.371 69.570 5,22 7,99 6 Muối Tấn 166.000 145.000 165.000 -2,67 2,62 7 Heo 1000con 255 315 342 4,32 1,66 8 Gia cầm “ 2.200 2.800 3.500 4,94 4,56

II Một số chỉ tiêu khác

1 Giá trị sản xuất (giá 1994) Tỉ đồng 9.231 12.280 15.595 5,97 4,90 2

Cơ cấu GTSX nông, lâm,

thủy sản (giá hiện hành) % 100,0 100,0 100,0 Nông, lâm nghiệp % 33,5 30,6 27,9 Thủy sản % 66,5 69,4 72,1 3 Cơ cấu GTSX Nông nghiệp 100,0 100,0 100,0

Trồng trọt % 69,0 63,4 58,2 Chăn nuôi % 19,6 23,8 28,0 Dịch vụ % 11,4 12,8 13,8

4 GTSX (giá hiện hành) Tỷ đồng 20.673 30.032 38.140 7,75 4,90 5 Tỉ lệ che phủ rừng % 2,52 2,85 3,15

6 Tỉ lệ che phủ cây lâu năm % 4,23 4,46 4,86 7 Tỉ lệ đa dạng hóa trên đất lúa % 29,47 38,12 40,56 8 Tỉ lệ lao động NLTS % 61,4 50,0 40,0

(Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu)

- Nghiên cứu các mô hình luân canh định kỳ, áp dụng cho các vùng chuyên tôm, hoặc chuyển đổi hình thức xen canh, góp phần làm sạch môi trường, tăng độ phì cho đất…, mở rộng quy mô sản xuất giống trên địa bàn, đảm bảo đến năm 2020 đủ giống tốt, năng suất cao đáp ứng nhu cầu cung cấp giống không chỉ của địa phương mà cho cả các tỉnh trong vùng, phấn đấu đưa Bạc Liêu trở thành trung tâm sản xuất giống thủy sản lớn của khu vực; tăng cường những biện pháp phòng chống các loại dịch bệnh thuỷ sản.

- Trong những năm tới cần tiếp tục phát huy những lợi thế về thủy sản; song song với việc giải quyết tích cực những vấn đặt ra, về dài hạn phát triển ngành đánh bắt xa bờ, khai thác và chế biến các nguồn lợi biển là hướng phát triển chiến lược của kinh tế biển nước ta nói chung và của Bạc Liêu nói riêng. Vì vậy, ngành khai thác, đánh bắt và chế biến thủy sản

cần phát triển theo hướng hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đầu tư các loại tàu thuyền lớn, với các trang biết bị hiện đại trợ giúp cho thăm dò và khai thác hải sản, bảo quản và chế biến hải sản đánh bắt. Cải tạo và hợp lý hoá những nghề khai thác ven bờ theo hướng khai thác phải đi đôi với bảo vệ nguồn lợi. Hạn chế khai thác thuỷ sản trong sông rạch nội đồng và vùng cửa sông. Trong nội đồng nghiêm cấm và loại bỏ các nghề bắt cạn kiệt nguồn lợi hiện hành; thực hiện tốt pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi hiện hành. Nhà nước cần quan tâm hỗ trợ kỹ thuật, đầu tư cơ sở hạ tầng bến, cảng cá, bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biển; hợp tác quốc tế thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước cho nghề cá. Khuyến khích sử dụng các công nghệ mới trong bảo quản sản phẩm sau thu hoạch không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triên nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh bạc liêu (Trang 125 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)