Mô hình lúa – cá

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triên nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh bạc liêu (Trang 115 - 118)

7. Bố cục của đề tài

2.8.2. Mô hình lúa – cá

a. Mục tiêu của mô hình

- Mô hình lúa - cá nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng một diện tích, cải tạo môi trường, chọn giống lúa chịu phèn, mặn đạt năng suất, chất lượng cao, thích nghi điều kiện địa phương.

- Thông qua mô hình trang bị thêm kiến thức và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật sản xuất lúa và cá.

- Mô hình trình diễn lúa - cá đạt hiệu quả về kinh tế đồng thời cải tạo môi trường, năng suất lúa trên 4 tấn/ ha, năng suất cá: 400 - 500kg/ha.

b. Hiện trạng

Huyện Hồng Dân và Phước Long là những huyện có diện tích đất sản xuất lúa nhiều mùa nhất tỉnh Bạc Liêu. Hiện nay trên địa bàn hai huyện này rất phát triển mô hình trồng lúa kết hợp nuôi cá đồng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với trồng lúa.

c. Các đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực mô hình

- Địa hình: Tương đối bằng phẳng, có nhiều hệ thống kênh, rạch để thoát nước. Có hệ thống bờ bao khuôn hộ riêng nên chủ động trong việc tiêu thoát nước.

- Đất đai: Là đất có địa hình trũng thấp, sản xuất lúa mùa hàng năm. Đặc điểm khí tượng:

Khu vực thực hiện mô hình thuộc vùng ngọt hóa, và vùng chuyển đổi lượng mưa trung bình 2.260 mm/năm, nhưng phân bố không đều, số ngày mưa bình quân 165 ngày /năm.

Nhiệt độ trung bình 26,6 ◦C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 4 là 38◦C, ẩm độ bình quân 85%. Việc sản xuất lúa chủ yếu phụ thuộc vào nước trời, nhưng có máy bơm để bơm tát khi cần thiết, đôi khi có thiếu nước cuối vụ.

Đặc điểm kinh tế - xã hội :

Tổng số hộ tham gia dự án là 200 hộ. Ngành nghề của người dân ở đây chủ yếu là trồng lúa, chưa tận dụng hết công lao động nhàn rỗi.

d. Kỹ thuật canh tác

Ruộng áp dụng mô hình lúa - cá phải có bờ bao khung hộ, có hệ thống kênh mương và ao trữ cá.

Lúa Hè thu áp dụng phương pháp sạ khô, sạ vào cuối tháng 4 đầu tháng 5. Đất sau khi được cày ải khi sắp mưa tiến hành bừa hoặc cày trở, sạ hạt giống khô không ngâm ủ. Những nơi không có điều kiện sạ khô thì khi mưa có nước tiến hành bừa trục, sạ lúa vào tháng 5 và tháng 6.

Sau khi thu hoạch xong vụ lúa Hè thu tiếp tục cấy lấp lại vụ 2 bằng các giống lúa mùa địa phương. Sau đó tiến hành thả cá giống gồm 2 loại: Cá Sặc Rằn và cá Rô đồng giống kích cỡ 2-3cm (400 – 500 con/kg). Trước khi thả cá giống bà con kiểm tra lại ao gièo, đảm bảo độ sâu mực nước nơi thả cá giống phải đạt từ 1-1,2 mét, có độ che phủ khoảng 30% ánh sáng (bằng rau muống hoặc lá dừa), độ pH nước khoảng 6,5-7. Thả cá trong ao có bổ sung thức ăn sau thời gian 40-45 ngày khi cá đã lớn mới cho ra ruộng. Thả cá giống mật độ từ 2-3 con/ m2.

e. Hiệu quả của mô hình

Về kinh tế:

Mô hình lúa – cá đồng được thực hiện sẽ giúp cho vùng tuyển chọn những giống mới chịu mặn do các viện trường lai tạo phù hợp với tập quán canh tác của người dân địa

phương có năng suất chất lượng cao, chống chịu điều kiện môi trường như phèn, chống chịu sâu bệnh.

+ Năng suất lúa thực hiện mô hình ước bình quân: 4,5 tấn/ha.

+ Năng suất cá đồng thực hiện mô hình ước bình quân: 400 - 500 kg/ha.

Về xã hội:

- Giúp người dân thay đổi tập quán độc canh cây lúa, nhiều rủi ro do dịch bệnh, canh tác sử dụng giống địa phương đã bị thoái hoá, dài ngày chuyển sang trồng thêm một vụ lúa, sử dụng giống lúa đạt năng suất chất lượng cao, kháng sâu bệnh, thích nghi điều kiện địa phương, nhằm chủ động thời gian sản xuất, tăng thu nhập cho hộ tham gia mô hình và đáp ứng nhu cầu giống mới tại địa phương.

- Tạo điều kiện để người dân tiếp cận với giống mới, ngắn ngày và ứng dụng có hiệu quả vào sản xuất.

Về môi trường:

Qua mô hình lúa - cá chọn những giống lúa có ưu điểm, thích nghi điều kiện đất có địa hình trũng để sản xuất ở địa phương giống đạt tiêu chuẩn chất lượng, hạn chế được sâu bệnh, bảo vệ môi trường và sức khỏe cho cộng đồng.

Chương 3: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BẠC LIÊU

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triên nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh bạc liêu (Trang 115 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)