CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA
2.2. KTNN trong quản lý nợ công
2.2.7.1. Các yếu tố nội tại của KTNN
- Chất lượng hoạt động kiểm toán: Chất lượng kiểm toán là một trong những yếu tố quan trọng quyết định việc thực hiện vai trò của KTNN trong quản lý nợ công. Tuy nhiên trong thời gian qua, chất lượng hoạt động kiểm toán nợ công tại mỗi cơ quan KTNN vẫn chưa có quy chuẩn thống nhất hay hệ thống đánh giá phù hợp. Điều này dễ dẫn đến việc giảm hiệu lực vai trò của KTNN trong quản lý nợ công. Tại một số cơ quan KTNN trên thế giới, hoạt động kiểm toán nợ công hiện nay chủ yếu vẫn là kiểm tra để xác định tính đúng đắn, hợp lệ, hợp pháp việc tuân thủ, nhằm phát hiện các hành vi vi phạm và thiếu sót trong quản lý nợ công mà chưa chú trọng, đi sâu nâng cao trình độ tổng hợp, phân tích để rút ra các các kết luận, nhận xét về công năng của các tổ chức, về hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý nợ công, chưa đánh giá được năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống các công cụ kiểm tra kiểm soát của Nhà nước trong quản lý nợ công.
- Nguồn nhân lực: Yếu tố này bao gồm cả số lượng và chất lượng các kiểm toán viên cũng như cơ cấu tổ chức bộ máy, bố trí nhân sự đội ngũ kiểm toán viên thực hiện nhiệm vụ.
Đội ngũ kiểm toán viên tuy đã phát triển cả về số lượng và chất lượng nhưng quy mô và chất lượng đội ngũ kiểm toán viên vẫn chưa đáp ứng được chức năng, nhiệm vụ theo yêu cầu của việc kiểm toán nợ công. Đội ngũ cán bộ chủ chốt và cán bộ có trình độ chuyên môn cao còn mỏng về kiểm toán nợ công còn mỏng, cần phải có thời gian học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm chuyên môn về kiểm toán nợ công; cơ cấu kiểm toán viên chưa hợp lý, còn thiếu so với yêu cầu.
Số lượng kiểm toán viên có chuyên môn về nợ công chưa tương xứng với yêu cầu công việc và chức năng, nhiệm vụ được giao và còn quá mỏng so với các chuyên môn về các lĩnh vực kiểm toán khác và so với dân số quốc gia (Việt Nam có số lượng KTV có chuyên môn về nợ công là 20/1.800 kiểm toán viên và trên dân số hơn 90 triệu người, Trung Quốc có: 15.000/ 83.000 KTV trên 1,32 tỷ dân số; Ấn Độ: 12.000/ 65.000 kiểm toán viên trên 1,28 tỷ dân số; Malaixia: 280/ 3.500 kiểm toán viên và trên 29,72 triệu dân số; Thái Lan: 300/ 2.300 kiểm toán viên và trên 67 triệu dân số...).
Cơ cấu tổ chức của các KTNN về kiểm toán nợ công cũng chưa đồng bộ và hoàn chỉnh cộng với chất lượng kiểm toán viên còn khá nhiều hạn chế mặc dù hầu hết có kinh nghiệm thực tiễn, nhưng chưa được đào tạo một cách cơ bản và đầy đủ về nhiệm vụ kiểm toán nợ công và các kiến thức cần thiết cũng như trình độ phân tích tổng hợp vê lĩnh vực nợ công còn yếu...
- Cơ sở vật chất: cũng là một yếu tố quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến tính độc lập KTNN trong việc thực hiện vai trò trong quản lý nợ công. Cơ sở vật chất ở đây là nói đến toàn bộ trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật, hạ tầng công nghệ thông tin hỗ trợ kiểm toán viên tác nghiệp, bên cạnh đó, cơ sở vật chất cũng bao gồm những phúc lợi đảm bảo cuộc sống cho kiểm toán viên an tâm công tác như thu nhập, chế độ đãi ngộ, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội...