CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA
2.2. KTNN trong quản lý nợ công
2.2.1. Tổng quan về KTNN
KTNN trên thế giới đã có lịch sử phát triển hàng trăm năm nay ở các nước phát triển; quá trình hình thành và phát triển của KTNN gắn liền với sự hình thành, ra đời và phát triển của tài chính nhà nước mà chủ yếu là ngân sách nhà nước; xuất phát từ yêu cầu đòi hỏi của việc kiểm tra, kiểm soát việc chi tiêu ngân sách và công quỹ quốc gia từ phía nhà nước. Hoạt động của cơ quan KTNN đã góp phần hữu hiệu vào việc thiết lập và giữ vững kỷ cương, kỷ luật tài chính, chấp hành luật Ngân sách Nhà nước, phát hiện và ngăn chặn các hành vi tham nhũng, lạm dụng, tiêu sài phung phí tiền của Nhà nước, của nhân dân. KTNN thực sự đã trở thành bộ phận hợp thành không thể thiếu được trong hệ thống kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước.
Vị trí, tác dụng của nó đã được xã hội công nhận và không một cơ quan chức năng nào khác thay thế được trong việc tăng cường kiểm soát, thực hiện mục đích sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn lực tài chính của các cơ quan công quyền, các tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước. KTNN được khẳng định như một chức năng, một công cụ quan trọng không thể thiếu được của hệ thống quyền lực Nhà nước hiện đại. Khái niệm cơ quan KTNN, theo thuật ngữ quốc tế thường gọi là cơ quan Kiểm toán tối cao (Supreme Audit Institutions = SAI) là một cơ quan trong bộ máy quyền lực của Nhà nước, là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nước hoạt động độc lập theo luật định của Nhà nước.