Kinh nghiệm của Mỹ

Một phần của tài liệu Vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong quản lý nợ công ở Việt Nam (Trang 65 - 69)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA

2.3. Kinh nghiệm nước ngoài về vai trò của KTNN trong quản lý nợ công

2.3.3. Kinh nghiệm của Mỹ

Tình hình nợ công của Mỹ:

Vào đầu thế kỷ 20, tổng nợ công của Mỹ được chia đều giữa nợ liên bang và địa phương, chiếm dưới 20 % GDP. Sau Thế chiến I, nợ liên bang tăng lên mức 32%

GDP. Nhưng đến giữa thập niên 1920 nợ liên bang đã giảm xuống dưới 20% GDP nhưng nợ của chính quyền địa phương lại tăng đến 16% GDP.

Sau đó, đến cuộc Đại khủng hoảng năm 1929 bắt đầu với sự sụp đổ của thị trường chứng khoán phố Wall vào 29/10/1929, kinh tế Mỹ chìm sâu vào suy thoái. Tổng thống Hoover quyết định một loạt các biện pháp cứu vãn, làm tăng nợ liên bang đến 39,4% GDP vào năm 1933, nợ chính quyền tiểu bang và địa phương vọt lên đến hơn 28%. Tổng số nợ của chính phủ ở phía dưới cùng của cuộc Đại suy thoái năm 1933, bao gồm cả nợ liên bang và tiểu bang và địa phương, lên tới 70% GDP. Thời gian sau đó, nợ liên bang tiếp tục tăng dưới thời Tổng thống Roosevelt, đạt 49%GDP trong năm 1940, trong khi nợ chính quyền địa phương xuống 16,2& GDP trong năm 1940.

Tuy nhiên, đến Thế chiến II nước Mỹ thực sự lập kỷ lục về ngưỡng nợ mới khi đạt gần 119% GDP vào năm 1946. Đến năm 1981 sau nhiều cố gắng giảm tỷ lệ nợ công, đến thời Tổng thống Reagan lại đẩy các khoản nợ liên bang lên đến 50% GDP phục vụ Chiến tranh Lạnh. Tổng thống Bush tăng nợ để có ngân sách cho cuộc chiến chống khủng bố và giải cứu các ngân hàng. Sau này, Tổng thống Obama tăng nợ để tài trợ cho kế hoạch phục hồi kinh tế do hậu quả của sự sụp đổ năm 2008, đạt đỉnh điểm 120,6% GDP, liên bang, tiểu bang và địa phương trong năm 2014. Theo kế hoạch, nợ công dự kiến sẽ giảm trong tương lai gần .

Tổng nợ chính quyền liên bang do Cục Quản lý nợ Trung ương Mỹ quản lý tại thời điểm 30/9/2011 là 14.781 tỷ USD, và tại thời điểm 30/9/2012 là 16.059 tỷ USD. GAO đã kiểm toán Danh mục nợ chính quyền liên bang từ năm 1997. Trong thời gian này, tổng số nợ chính quyền liên bang đã tăng 197% (từ 5.398 tỷ USD năm 1997 lên 16.059 năm 2012). Cũng trong thời gian này, trần nợ công được điều chỉnh 13 lần, tăng từ 5.950 tỷ USD lên mức hiện nay là 16.394 tỷ USD.

Lịch sử hình thành của GAO:

GAO ra đời vào năm 1921 để giám sát việc quản lý tài chính liên bang vốn đang trong tình trạng hỗn loạn sau chi tiêu cho chiến tranh Thế giới I, nợ công tăng cao và Quốc hội cần thêm thông tin để kiểm soát chi tiêu quốc gia tốt hơn. Năm đó, Luật Ngân sách và Kế toán chuyển trách nhiệm kiểm toán, kế toán, từ Bộ Tài chính cho GAO. GAO đã trở thành một cơ quan hành pháp độc lập gồm cả nhiệm vụ điều tra các khoản chi tiêu của liên bang.

Để đáp ứng các nhu cầu của Quốc hội và phù hợp với tình hình kinh tế quốc gia, chức năng, nhiệm vụ của GAO đã thay đổi qua từng thời kỳ khác nhau. Từ khi kết thúc chiến tranh thế giới II, chức năng, nhiệm vụ của GAO chủ yếu là:

+ Kiểm toán ngân sách liên bang;

+ Kiểm soát các hoạt động vay nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương; + Điều tra các cáo buộc về hoạt động bất hợp pháp, hợp lệ liên quan đến việc sử dụng tiền, tài sản Nhà nước của liên bang và chính quyền địa phương;

+ Báo cáo Quốc hội về các chương trình chi tiêu của Chính phủ;

+ Phân tích chính sách và đưa ra các ý kiến chuyên môn phục vụ Quốc hội; + Ban hành các quyết định pháp lý và phán quyết phản đối các chương trình chi tiêu của Chính phủ.

Nhân viên của GAO xem xét các giao dịch tài chính thông qua việc kiểm tra các chứng từ chi tiêu. Họ cũng kiểm toán, phong tỏa và giải ngân các tài khoản cá nhân. Công việc này được thực hiện tập trung, điều này có nghĩa rằng các cơ quan chính phủ đã phải gửi tài liệu, hồ sơ tài chính của mình đến đại sảnh của tòa nhà Pension – trụ sở chính của GAO để các nhân viên GAO thực hiện kiểm toán.

Trong những năm 1930 dưới thời Tổng thống Franklin Roosevelt, tiền liên bang đổ vào phục hồi và cứu trợ những nỗ lực để chống lại các cuộc Đại khủng hoảng. Các hồ sơ tài liệu ngày càng nhiều tương ứng với các hoạt động chi tiêu của Chính phủ lúc đó. GAO thành lập vào năm 1921 với khoảng 1.700 nhân viên. Nhân sự của GAO không lâu sau đó, năm 1940 đã lên tới 5.000. Vào Thế chiến II, sự bùng nổ về các khoản chi tiêu quân sự của Chính phủ với số lượng hồ sơ khổng lồ cần kiểm toán đã đẩy tổng số nhân viên của GAO tăng lên đến hơn 14000. Đến năm 1945, cơ quan này vẫn phải đối mặt với công việc tồn đọng của hơn 35 triệu chứng từ chưa được kiểm toán.

Đến nay, GAO đã phát triển lớn mạnh, trở thành một tổ chức chuyên môn đa lĩnh vực được trang bị để xử lý các nhiệm vụ kiểm toán và đánh giá khó khăn nhất của quốc hội Mỹ.

Vai trò của GAO trong quản lý nợ công: Luật Ngân sách và Kế toán quy định GAO là một cơ quan hành pháp độc lập. Chức năng, nhiệm vụ của GAO bao gồm “kiểm soát các hoạt động vay nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương” vì vậy vai trò của GAO trong quản lý nợ công được xác định rất rõ ràng. Hằng năm, GAO tổ

chức kiểm toán danh mục nợ của chính quyền liên bang của Cục Quản lý nợ để xác định trên mọi phương diện kinh tế bao gồm cả việc xác nhận danh mục nợ là đáng tin cậy và Cục Quản lý nợ duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả trong việc báo cáo tài chính liên quan đến Danh mục nợ chính quyền liên bang. Ngoài ra, GAO kiểm tra việc tuân thủ các quy định pháp luật về danh mục nợ chính quyền liên bang.

GAO đã thực hiện:

- Kiểm tra trên cơ sở chọn mẫu ngẫu nhiên các bằng chứng về số nợ và thông tin công bố trong danh mục nợ chính quyền liên bang;

- Đánh giá nguyên tắc kế toán được sử dụng và những dự tính quan trọng của Cục Quản lý nợ;

- Đánh giá về việc trình bày danh mục nợ chính quyền liên bang;

- Đánh giá cơ cấu tổ chức Cục Quản lý nợ và hoạt động của Cục Quản lý nợ, bao gồm cả hệ thống kiểm soát nội bộ báo cáo tài chính về Danh mục nợ của chính quyền liên bang;

- Xem xét quá trình đánh giá và báo cáo của Cục Quản lý nợ về hệ thống kiểm soát nội bộ báo cáo tài chính về Danh mục nợ của chính quyền liên bang trên cơ sở các tiêu chí;

- Đánh giá rủi ro về những sai lệch quan trọng trong Danh mục nợ chính quyền liên bang và những tồn tại lớn trong hệ thống kiểm soát nội bộ báo cáo tài chính về Danh mục nợ của chính quyền liên bang của Cục Quản lý nợ;

- Đánh giá cơ cấu và hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ báo cáo tài chính về Danh mục nợ của chính quyền liên bang của Cục Quản lý nợ trên cơ sở rủi ro được đánh giá;

- Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ báo cáo tài chính về Danh mục nợ của chính quyền liên bang của Cục Quản lý nợ;

- Kiểm tra việc tuân thủ trong năm tài khóa về trần nợ công và việc dừng đầu tư vào từ các quỹ đầu tư trái phiếu chính phủ;

- Kiểm tra thông tin về Danh mục nợ chính quyền liên bang để xác định liệu có thông tin không nhất quán quan trọng với Danh mục nợ chính quyền liên bang đã được kiểm toán; và

GAO không thực hiện kiểm toán định kỳ hàng năm mà lựa chọn các chủ đề kiểm toán phụ thuộc vào tầm quan trọng của các hoạt động. Việc phân tích báo cáo quản lý nợ công hằng năm là một nguồn thông tin quan trọng để GAO lựa chọn các chủ đề kiểm toán. Việc xác định thứ tự các chủ đề được ưu tiên kiểm toán trên cơ sở đánh giá các tiêu chí: tác động tiềm tàng; tác động tài chính; rủi ro quản lý; tính phức tạp; tầm quan trọng; tính rõ ràng; phạm vi điều chỉnh; liên cơ quan.

Một phần của tài liệu Vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong quản lý nợ công ở Việt Nam (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)