4.2 .Các giải pháp nâng cao vai trò của KTNN trong quản lý nợ công
4.3.2. Những kiến nghị đối với KTNN
Muốn nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả kiểm toán, qua đó để phát huy vai trò của KTNN trong quản lý nợ công, KTNN cần tiến hành đồng bộ những giải pháp sau:
- Hoàn thiện cơ sở pháp lý tương xứng, đầy đủ và toàn diện cho KTNN;
- Phát triển và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của KTNN trên cơ sở mô hình quản lý tập trung thống nhất như hiện nay, bao gồm các đơn vị tham mưu, các KTNN chuyên ngành ở Trung ương và các KTNN khu vực ở địa phương;
- Nâng cao chất lượng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đủ về số lượng, tinh thông về nghiệp vụ kiểm toán quản lý nợ công hợp lý theo từng giai đoạn;
- Hiện đại hóa hoạt động của KTNN;
- Tăng cường kiểm toán các báo cáo thường niên về nợ công đồng thời tăng cường số lượng và chất lượng các cuộc kiểm toán chuyên đề về nợ công, như chuyên đề kiểm toán vay nợ nước ngoài của Chính phủ, vay nợ trong nước, các khoản nợ Chính phủ bảo lãnh, chi phí vay nợ... Mặt khác, tăng cường kiểm toán việc sử dụng và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay, vốn được Chính phủ bảo lãnh tại các dự án đầu tư, các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại từ đó cảnh báo nguy cơ rủi ro có thể xảy ra đe dọa tính bền vững của nợ công và NSNN.
- Tăng cường và nâng cao hiệu quả phối hợp giữa KTNN với các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan quản lý nợ công và các đơn vị sử dụng các khoản nợ công;
- Mở rộng hợp tác quốc tế nhằm học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các cơ quan KTNN trong khu vực và thế giới để nâng cao kinh nghiệm trong quản lý nợ công cũng như kiểm toán nợ công;
- Quan tâm xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, đảm bảo kinh phí và các điều kiện làm việc; đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần, tạo điều kiện làm việc và động lực để cán bộ, công chức và người lao động của KTNN yên tâm công tác, phát huy năng lực và sở trường, giữ gìn phẩm chất đạo đức trong thực thi công vụ.