Định hướng phát triển KTNN

Một phần của tài liệu Vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong quản lý nợ công ở Việt Nam (Trang 120 - 124)

3.3 .Chức năng của KTNN trong quản lý nợ công thời gian qua

4.1. Quan điểm và định hướng nâng cao vai trò của KTNN trong quản lý nợ

4.1.2.1. Định hướng phát triển KTNN

Quản lý và sử dụng hiệu quả nợ công là trách nhiệm lớn của Nhà nước và cả hệ thống chính trị, là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, lâu dài, xuyên suốt quá trình phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam. Để có thể nâng cao tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực trong quản lý nợ công, từ phía nhà nước đòi hỏi phải tăng cường vai trò của các công cụ kiểm tra, kiểm soát của nhà nước và đặc biệt là của KTNN.

Việc tăng cường vai trò của KTNN trong quản lý nợ công cần phải được thực hiện theo những định hướng nhất định nhằm đảm bảo hoạt động kiểm toán của KTNN

phát triển đúng hướng, đạt được những mục tiêu đã đặt ra và từ đó khẳng định được vai trò của KTNN trong hệ thống các công cụ kiểm tra, kiểm soát nền kinh tế. Những định hướng này phải được xây dựng dựa trên các nguyên tắc cụ thể phù hợp với hoạt động của KTNN hiện nay cũng như xu hướng phát triển chung của ngành KTNN trong tương lai. Các nguyên tắc cơ bản đó bao gồm:

Nguyên tắc 1: Phải phù hợp với quan điểm phát triển kinh tế của Nhà nước trong từng giai đoạn phát triển của đất nước.

KTNN là một công cụ trong hệ thống các công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước, việc tăng cường vai trò của công cụ này đòi hỏi phải phù hợp với định hướng chung về chiến lược phát triển kinh tế của Nhà nước trong từng thời kỳ. Các mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã chỉ ra bao gồm:

Đẩy mạnh cải cách lập pháp, hành pháp và tư pháp, đổi mới tư duy và quy trình xây dựng pháp luật, nâng cao chất lượng hệ thống pháp luật. Tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thực hiện nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Hoàn thiện cơ chế để tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Hoàn thiện cơ chế phân cấp, bảo đảm quản lý thống nhất về quy hoạch và những định hướng phát triển, tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra; đồng thời đề cao vai trò chủ động, tinh thần trách nhiệm, nâng cao năng lực của từng cấp, từng ngành. Mở rộng dân chủ đi đôi với tăng cường kỷ luật, kỷ cương.

Thực hiện kiên trì, kiên quyết, có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài của công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước. Hoàn thiện thể chế, luật pháp. Nâng cao phẩm chất đạo đức của đội ngũ công chức; công khai, minh bạch tài sản của cán bộ, công chức. Tăng cường công tác giám sát, thực hiện dân chủ, tạo cơ chế để nhân dân giám sát các công việc có liên quan đến ngân sách, tài sản của Nhà nước. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan chức năng, khuyến khích phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, lãng phí. Cải cách cơ bản chế độ tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức.

Hoàn thiện cơ chế để nhân dân đóng góp ý kiến, phản biện xã hội và giám sát công việc của Đảng và Nhà nước, nhất là về các chính sách kinh tế, xã hội, về quy

hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển quan trọng. Quy định chế độ cung cấp thông tin và trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trước nhân dân. Hoàn thiện và thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở. Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và của mỗi người dân trong việc quản lý và tổ chức đời sống cộng đồng theo quy định của pháp luật.

Xây dựng định hướng tăng cường vai trò của KTNN trong quản lý nợ công cần phải dựa trên các quan điểm phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, KTNN phải trở thành một công cụ kiểm tra, kiểm soát chủ yếu đối với nền kinh tế và đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế của Nhà nước.

Nguyên tắc 2: Nâng cao vị trí pháp lý của KTNN, bảo đảm cho cơ quan này thực hiện được đầy đủ các quyền năng và tính độc lập trong quá trình hoạt động.

Nếu so sánh vị trí pháp lý của cơ quan KTNN Việt Nam trong khuôn khổ pháp lý chung của thực tiễn tốt của quốc tế thì các văn bản pháp luật hiện có điều chỉnh vị trí pháp lý đối với KTNN Việt Nam mới ở cấp độ luật và dưới luật, chưa tương xứng với vai trò, chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động của KTNN. Việc thể hiện thẩm quyền của KTNN trong các quy định của các văn bản pháp luật, cũng như nhận thức vè vai trò, vị trí của KTNN trong hệ thống các công cụ kiểm tra, kiểm soát ở các ngành, các cấp cần được nâng cao và hoàn thiện nhằm tăng cường hiệu quả, hiệu lực hoạt động của KTNN. Việc phát triển KTNN trên cơ sở tăng cường quyền hạn và trách nhiệm pháp lý của KTNN là điều kiện căn bản để đưa cơ quan này trở thành cơ quan kiểm tra tài chính công cao nhất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nguyên tắc 3: Phải trên cơ sở hoàn thiện mô hình tổ chức, cơ cấu bộ máy, cơ chế hoạt động, chuẩn mực, quy trình và phương pháp kiểm toán

Nguyên tắc này đảm bảo về tổ chức, cơ chế và hệ thống các công cụ, chuẩn mực cho hoạt động kiểm toán mà thông qua đó hoạt động kiểm toán của KTNN có thể đạt được hiệu quả, hiệu lực cao. Thực hiện nguyên tắc này sẽ đáp ứng được yêu cầu tăng cường vai trò của KTNN trong quản lý nợ công nói riêng và quản lý vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường nói chung. Đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy KTNN phải gắn liền với công cuộc cải cách hệ thống quản lý vĩ mô nền kinh tế trên nguyên tắc tinh giản, gọn nhẹ đảm bảo hoạt động có hiệu lực, hiệu quả:

Củng cố và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy KTNN Trung ương theo hướng chuyên môn hóa, phân công chức năng kiểm toán theo chuyên ngành để tăng cường khả năng kiểm soát thường xuyên mọi hoạt động tài chính công thuộc đối tượng kiểm toán của KTNN.

Tăng cường thêm các bộ phận tham mưu cho lãnh đạo.

Xây dựng các KTNN khu vực hoạt động theo hướng chuyên môn hóa và phân bố một cách thích hợp theo vùng lãnh thổ để thực hiện nhiệm vụ kiểm toán trên địa bàn các địa phương một cách có hiệu quả cao nhất.

Nguyên tắc 4: Tăng cường vai trò KTNN phải hướng tới xây dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo và kiểm toán viên.

Nguyên tắc này nhằm định hướng cho việc phát triển nguồn lực bên trong của KTNN để đảm bảo cho hoạt động kiểm toán của KTNN lành mạnh, góp phần tăng cường chất lượng và hiệu quả hoạt động của KTNN. Để có thể thực hiện được nhiệm vụ, chức trách của KTNN thì ngoài những yêu cầu về nâng cao vị trí pháp lý, đổi mới cơ cấu, bộ máy tổ chức, còn cần phải hoàn thiện về con người trong bộ máy đó để đảm bảo được tính độc lập của hoạt động kiểm toán, nâng cao chất lượng kiểm toán và đạo đức hành nghề của kiểm toán viên. Hiện nay, KTNN còn thiếu những cán bộ có kinh nghiệm thực hiện kiểm soát các hoạt động kiểm toán của kiểm toán viên. Mặt khác, công tác thanh tra, kiểm soát chất lượng và đạo đức đối với kiểm toán viên chưa được sự quan tâm chú trọng thường xuyên từ các cấp lãnh đạo. Trong khi hoạt động kiểm toán của kiểm toán viên bị phân tán vì vậy gây khó khăn cho việc thanh tra, kiểm soát chất lượng kiểm toán và đạo đức của kiểm toán viên. Những nhân tó này có ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kiểm toán. Từng bước xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm toán theo những định hướng dài hạn, xác định kế hoạch kiểm toán hàng năm phải xuất phát từ các mục tiêu, bảo đảm tính trọng yếu nhằm đánh giá được một cách có hệ thống tình hình quản lý tài chính, ngân sách của Nhà nước theo từng thời kỳ phát triển kinh tế.

Việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và kiểm toán viên của KTNN cũng cần phải đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, tác phong, lề lối làm việc chuyên nghiệp, văn minh, khoa học và tinh thông nghiệp vụ chuyên môn.

Nguyên tắc 5: Xây dựng định hướng tăng cường vai trò của KTNN phải dựa trên cơ sở mở rộng các loại hình kiểm toán của KTNN.

KTNN cần đi sâu phát triển các loại hình kiểm toán: - Kiểm toán báo cáo tài chính;

- Kiểm toán tuân thủ; - Kiểm toán hoạt động.

Hiện nay, KTNN mới chủ yếu thực hiện loại hình kiểm toán báo cáo tài chính và có thực hiện một số nội dung của kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động nhưng chưa thực hiện các loại hình kiểm toán này một cách độc lập. Trong khi đó, việc kiểm tra đánh giá tính kinh tế, tính hiệu quả, tính hiệu lực trong việc sử dụng các nguồn lực

Một phần của tài liệu Vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong quản lý nợ công ở Việt Nam (Trang 120 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)