4.1. Quan điểm và định hướng nâng cao vai trò của KTNN trong quản lý nợ công quản lý nợ công
4.1. Quan điểm và định hướng nâng cao vai trò của KTNN trong quản lý nợ công quản lý nợ công cao vai trò giám sát hoạt động quản lý nợ công.
Việc giám sát quản lý nợ công sẽ thực hiện theo hướng đảm bảo an toàn nợ, duy trì danh mục nợ hợp lý trong giới hạn an toàn về nợ, đảm bảo sự bền vững nợ về mặt dài hạn, an ninh tài chính và tiền tệ quốc gia; xác định sớm rủi ro tiềm ẩn; tăng cường minh bạch tài chính; góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ.
Giám sát quản lý nợ công bao gồm giám sát việc quản lý huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay, trả nợ, quản lý rủi ro tài khóa, bảo đảm an toàn nợ và an ninh tài chính quốc gia. Theo quy định của pháp luật, để cơ quan của Quốc hội xem xét, thẩm tra tình hình thực hiện NSNN năm hiện hành, dự toán NSNN và phương án phân bổ NSTW năm tiếp theo, các chỉ tiêu quản lý nợ công, các báo cáo của Chính phủ phải gửi tới Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội trước 1/10. Uỷ ban chủ trì thẩm tra chậm nhất là ngày 5/10, tiếp đó các báo cáo phải được hoàn thiện gửi tới đại biểu Quốc hội 10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội.
Ngoài những thông tin do Chính phủ cung cấp, Quốc hội cũng nhận được những thông tin từ KTNN.
Trong nhóm chỉ tiêu về quản lý nợ công, Chính phủ cần báo cáo và Quốc hội tổ chức thẩm tra, thảo luận và ban hành nghị quyết có các chỉ tiêu cơ bản về nợ công, bao gồm: nợ công so với GDP; nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP; trả nợ Chính phủ so với tổng thu ngân sách nhà nước; nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu. Kèm theo đó là các nội dung về: mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công trong từng giai đoạn 5 năm nhằm bảo đảm chỉ tiêu an toàn về nợ; quyết định tổng mức, cơ cấu vay và trả nợ hàng năm của Chính phủ gắn với dự toán ngân sách nhà nước; quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án,