Giải pháp hội nhập và hợp tác quốc tế về nợ công

Một phần của tài liệu Vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong quản lý nợ công ở Việt Nam (Trang 136 - 138)

4.2 .Các giải pháp nâng cao vai trò của KTNN trong quản lý nợ công

4.2.5. Giải pháp hội nhập và hợp tác quốc tế về nợ công

Tăng cường phát triển các mối quan hệ hợp tác song phương và đa ph-ương sẵn có và mang tính truyền thống với các thành viên của Tổ chức các Cơ quan Kiểm toán Tối cao Châu Á (ASOSAI) và Tổ chức Quốc tế các Cơ quan Kiểm toán Tối cao (INTOSAI):

- Duy trì và củng cố các mối quan hệ và hợp tác hiện có, phát triển các hình thức hợp tác và đối tác mới; tham gia làm giảng viên cho các khóa đào tạo về kiểm toán nợ công trong khu vực; đẩy mạnh thực hiện ch¬ương trình hợp tác song phương, chú trọng việc ký kết các thoả thuận hợp tác với các n¬ước; tham gia tích cực vào các hoạt động đào tạo quốc tế và các cuộc kiểm toán nợ công phối hợp với nước ngoài đối với các chương trình, dự án ODA; chủ trì và tổ chức hội thảo, đào tạo quốc tế tại Việt Nam; khai thác có hiệu quả các hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức quốc tế, Chính phủ các n¬ước; tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về KTNN Việt Nam trên các kênh thông tin hiện có theo khuôn khổ của ASOSAI và INTOSAI, nâng cao chất lượng website bằng tiếng Anh và phát hành bản tin KTNN Việt - Anh theo định kỳ.

- Phát huy hiệu quả vai trò thành viên Ban điều hành ASOSAI 12 và tổ chức đăng cai thành công các hội nghị Ban Điều hành ASOSAI, tiến tới đăng cai Đại hội ASOSAI giai đoạn 2015-2020; cử cán bộ trực tiếp tham gia các nhóm làm việc của INTOSAI và ASOSAI; có cán bộ tham gia vào các Uỷ ban của INTOSAI và ASOSAI. Nâng cao hiệu lực hợp tác và ký kết các hiệp định song phương, hiệu quả của các dự án hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức quốc tế, Chính phủ các nước.

4.3.Các kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của KTNN trong quản lý nợ công

4.3.1. Nhng kiến nghđối vi Nhà nước

Thứ nhất, phải điều chỉnh và nâng cao vị trí pháp lý của cơ quan KTNN. Đây là điều quan trọng để đảm bảo tính độc lập, tính liêm chính và chuyên nghiệp của KTNN nhằm mục đích nâng cao chất lượng, hiệu lực và hiệu quả của hoạt động kiểm toán với tư cách là công cụ kiểm soát việc quản lý và sử dụng các nguồn lực công. Cho đến nay, Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa có điều quy định về kiểm toán hoặc liên quan đến hoạt động KTNN. Do vậy, Nhà nước cần sớm có những điều luật bổ sung trong Hiến pháp của nước ta về vị trí pháp lý và chức năng, nhiệm vụ của cơ quan KTNN.

Thứ hai, cần hoàn thiện hệ thống luật pháp về quản lý nợ công, trước hết cần rà soát, kiểm tra lại những văn bản hiện hành để hủy bỏ những luật đã lỗi thời, mâu thuẫn và chồng chéo với nhau. Đồng thời đẩy mạnh việc xây dựng và ban hành pháp luật về quản lý nợ công một cách đồng bộ trên cơ sở tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống khái niệm về quản lý nợ công, phân công vai trò cho các cơ quan thực hiện quản lý nợ công một cách hợp lý nhất là vai trò của KTNN trong quản lý nợ công.

Thứ ba, phải tăng cường quyền lực cho KTNN như bổ sung chức năng điều tra, quyền kiểm toán đối với hoạt động quản lý và sử dụng các khoản nợ công để kịp thời ngăn chặn và hạn chế đến mức thấp nhất những hiện tượng tiêu cực, đồng thời giải quyết kịp thời những sai sót liên quan đến hoạt động quản lý nợ công.

Thứ tư, phải chỉ đạo Chính phủ, các bộ, ngành, đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ với KTNN trong hoạt động kiểm toán quản lý nợ công nhất là việc quy định trách nhiệm cung cấp thông tin về quản lý nợ công định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của cơ quan KTNN.

Thứ năm, phải đáp ứng kinh phí hoạt động của KTNN nhằm đảm bảo tính độc lập, chính trực và chuyên nghiệp của cơ quan. Ngoài ra, Nhà nước cần có chính sách đầu tư phát triển công nghệ thông tin và các phương tiện trang bị, kỹ thuật khác để đảm bảo cho tổ chức và hoạt động của KTNN, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong quản lý nợ công ở Việt Nam (Trang 136 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)