Định hướng nâng cao vị trí, vai trò của KTNN trong quản lý nợ công

Một phần của tài liệu Vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong quản lý nợ công ở Việt Nam (Trang 124 - 125)

3.3 .Chức năng của KTNN trong quản lý nợ công thời gian qua

4.1.2.2.Định hướng nâng cao vị trí, vai trò của KTNN trong quản lý nợ công

4.1. Quan điểm và định hướng nâng cao vai trò của KTNN trong quản lý nợ

4.1.2.2.Định hướng nâng cao vị trí, vai trò của KTNN trong quản lý nợ công

cường vai trò của KTNN trước hết cần phải mở rộng các loại hình kiểm toán của KTNN.

4.1.2.2. Định hướng nâng cao vị trí, vai trò của KTNN trong quản lý nợ công công

Với mục tiêu xác định giá trị cốt lõi để phát triển KTNN Việt Nam là “Minh bạch-Chất lượng-Hiệu quả và không ngừng gia tăng giá trị” nhằm nâng cao vị trí, vai trò của KTNN trong quản lý nợ công, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, KTNN phải xác định cho mình những định hướng sau:

Một là, vai trò của KTNN trong quản lý nợ công phải được đặt trong mối quan hệ tổng thể về cải cách tài chính công.

Cải cách tài chính công đặt ra việc kiểm soát chặt chẽ các khoản vay nợ công nhằm đảm bảo an ninh tài chính quốc gia đảm bảo các khoản vay nợ công được sử dụng đúng mục đích theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Việc vay nợ chỉ được sử dụng cho mục đích đầu tư phát triển. Quá trình cải cách tài chính công theo hướng công khai, minh bạch, phù hợp với các tiêu chuẩn và thực tiễn tốt của quốc tế đòi hỏi KTNN cũng phải xây dựng, hoạch định được kế hoạch trung hạn, dài hạn trong việc kiểm toán nợ công. Việc kiểm toán phải được thực hiện theo các tiêu chuẩn thông lệ được chấp nhận. Kết quả kiểm toán hàng năm cần được công bố công khai.

Hai là, vai trò của KTNN trong quản lý nợ công phải được đặt trong mối quan hệ với kiểm toán Quyết toán NSNN.

Ngoài việc kiểm toán theo các chuyên đề thì việc kiểm toán nợ công hàng năm cần được đặt trong mối liên hệ với kiểm toán quyết toán NSNN. Thông qua mối liên hệ này để thấy được tính bền vững của tài chính ngân sách quốc gia cũng như thấy

được bất cập trong việc vay, trả nợ, hạch toán các khoản nợ công. Thông qua kiểm toán quyết toán NSNN thấy được việc hạch toán đầy đủ các khoản nợ kể cả trung ương và địa phương đồng thời thấy được mức chi trả hàng năm cho chi phí vay nợ. Đồng thời, thông qua kiểm toán nợ công làm cơ sở để phân tính đánh giá tính đầy đủ của NSNN, cùng như đánh giá được vị thế của ngân sách nhà nước.

Ba là, báo cáo kiểm toán chuyên đề về nợ công đặt trong mối quan hệ với quản lý các nguồn lực quốc gia.

Cơ quan KTNN thực hiện kiểm toán chuyên đề về nợ công. Các chuyên đề có thể bao quát từ hình thức vay, trả nợ, các nghiệp vụ vay nợ, chi phí vay nợ đến tổ chức quản lý nợ, chiến lược quản lý nợ, quản lý rủi ro trong việc vay nợ. Ngoài ra còn tiến hành nghiệp vụ bảo lãnh nợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức. Thông qua kiểm toán chuyên đề về nợ công, có thể chỉ rõ những yêu kém bất cập trong quản lý nợ để từ đó có chiến lược quản lý nợ một cách bền vững.

Bốn là, xây dựng đội ngũ cán bộ, chuyên gia cũng như quy trình kiểm toán nợ công.

Đây là định hướng trong thời gian tới những cũng là đòi hỏi trong công tác kiểm toán nợ công. Nghiệp vụ quản lý nợ công rất phức tạp và khó khăn đòi hỏi phải xây dựng được đội ngũ cán bộ, kiểm toán viên và chuyên gia am hiểu về quản lý nợ để có thể tiến hành các cuộc kiểm toán nợ công cũng như đưa ra các ý kiến liên quan đến công tác quản lý nợ công. Các kiểm toán viên, chuyên gia kiểm toán nợ phải am hiểu sâu sắc các nghiệp vụ quản lý nợ đồng thời là những chuyên gia về quản lý tài chính công để có thể đưa ra ý kiến về quản lý nợ trong tổng thể quản lý tài chính công. Đồng thời, công tác kiểm toán nói chung và kiểm toán nợ công nói riêng luôn tuân theo các chuẩn mực, quy trình nghiệp vụ do vậy việc xây dựng quy trình kiểm toán nợ là yêu cầu đặt ra đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Đây là cơ sở để hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm toán nợ công.

Một phần của tài liệu Vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong quản lý nợ công ở Việt Nam (Trang 124 - 125)