Nâng cao vai trò của KTNN trong quản lý nợ công trên cơ sở nâng cao

Một phần của tài liệu Vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong quản lý nợ công ở Việt Nam (Trang 119 - 120)

3.3 .Chức năng của KTNN trong quản lý nợ công thời gian qua

4.1.1.4.Nâng cao vai trò của KTNN trong quản lý nợ công trên cơ sở nâng cao

4.1. Quan điểm và định hướng nâng cao vai trò của KTNN trong quản lý nợ

4.1.1.4.Nâng cao vai trò của KTNN trong quản lý nợ công trên cơ sở nâng cao

cao nhận thức về mối quan hệ giữa đối tượng và khách thể kiểm toán trong hoạt động kiểm toán của KTNN

Theo thực tiễn tốt của quốc tế phổ biến ở tất cả các quốc gia trên thế giới, KTNN được xác định là cơ quan kiểm tra tài chính công cao nhất, ở đâu có các hoạt động tài chính công thì ở đó có sự kiểm toán của KTNN.

Điều 5 của Luật KTNN 2005 cũng quy định “Đối tượng kiểm toán của KTNN là hoạt động có liên quan đến quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.” Trong khi đó, nợ công là nghĩa vụ nợ của Chính phủ, bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của Chính quyền địa phương, là khoản phải hoàn trả, bao gồm khoản gốc, lãi, phí và chi phí khác có liên quan. Nợ công cũng nằm trong phạm vi tổng hợp của dự toán và quyết toán NSNN hàng năm. Theo đó, các hoạt động liên quan đến nợ công bao gồm cả việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công cũng là đối tượng kiểm toán của KTNN.

Như vậy có thể hiểu khách thể kiểm toán của hoạt động kiểm toán của KTNN chính là những cơ quan, đơn vị có các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng nợ công (đối tượng chịu sự chi phối của hành động) mà bộ phận cơ bản và lớn nhất trong đó cũng chính là các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc bộ máy hành pháp từ Trung ương đến địa phương đang trực tiếp điều hành, quản lý và sử dụng nợ công.

Mối liên hệ tác động cùng chiều này đã tạo lập các điều kiện thuận lợi không những về cơ sở pháp lý mà còn về mặt thời gian, quy trình phương pháp, nghiệp vụ chuyên môn cho hoạt động kiểm toán của KTNN hỗ trợ các cơ quan quản lý nợ công trong việc thực hiện nhiệm vụ.

Nhận thức một cách đầy đủ quan điểm này nhằm khẳng định rằng, mục tiêu cao nhất của việc nâng cao vai trò của KTNN trong việc quản lý nợ công chính là nhằm nâng cao quyền dân chủ của Quốc hội, Chính phủ và quyền giám sát của nhân dân thông qua công cụ KTNN. Và vì vậy nó nhằm tới mục tiêu lành mạnh hóa hoạt động của Bộ máy Nhà nước, lành mạnh hoạt động quản lý và sử dụng nợ công, góp phần vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí hiện nay.

Một phần của tài liệu Vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong quản lý nợ công ở Việt Nam (Trang 119 - 120)