lệ tổng số nợ trên Tổng GDP, hoặc tổng số nợ trên tổng ngân quỹ quốc gia hoặc Tổng thu ngân sách nhà nước. Nếu tỷ lệ này là cao thì rủi ro tín dụng cao, và ngược lại. Đây cũng là tỷ lệ thể hiện năng lực thanh toán, chi trả của một quốc gia. Tổng thu ngân quỹ quốc gia bao gồm quỹ ngân sách Nhà nước và các quỹ tập trung, chuyên dụng của Nhà nước.
Nếu môi trường kinh tế đang ở giai đoạn phát triển, có nhiều triển vọng thì việc phát triển vai trò của Kiểm toán trong quản lý nợ công có nhiều thuận lợi. Ngược lại, môi trường kinh tế đang ở giai đoạn trì trệ, suy thoái và có nhiều khoản vay bị sử dụng sai mục đích, sử dụng chưa hiệu quả, nền kinh tế trì trệ, khả năng hấp thụ kém thì yêu cầu và thách thức đặt ra đối với vai trò của KTNN trong quản lý nợ công là rất lớn.
- Yếu tố môi trường xã hội: môi trường xã hộingày càng phát triển, sự quan tâm của công chúng cũng như các nhà đầu tư, nhà quản lý ngày càng lớn. Điều đó đòi hỏi sự minh bạch ngày càng cao trong các thông tin, dữ liệu và các báo cáo về quản lý nợ công, đồng nghĩa với trách nhiệm của KTNN ngày càng lớn. Vì vậy, KTNN càng phải nâng cao trình độ chuyên môn cũng như phát huy triệt để các vai trò của mình trong nền tài chính công nói chung và quản lý nợ công nói riêng.
2.3. Kinh nghiệm nước ngoài về vai trò của KTNN trong quản lý nợ công công
2.3. Kinh nghiệm nước ngoài về vai trò của KTNN trong quản lý nợ công công đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp chủ chốt của Hy Lạp. Doanh thu ngành Du lịch và vận tải biển- hai ngành công nghiệp chủ chốt của Hy Lạp sụt giảm trên 15% vào năm 2009. Kinh tế Hy Lạp lâm vào cảnh khó khăn. Các nguồn thu thuế, phí… để tài trợ cho ngân sách bị thu hẹp trong khi Chính phủ vẫn phải tăng cường chi tiêu công để hỗ trợ nền kinh tế vượt qua khủng hoảng đã đẩy nợ công đến con số khổng lồ.
Đến năm 2010, báo cáo của OECD cho thấy con số nợ công của Hy Lạp đã lên tới 320 tỷ Euro, tương đương với 175% GDP năm 2014. Mặc dù Hy Lạp có thực hiện kế hoạch thắt lưng buộc bụng nhưng con số nợ đến năm 2012 vẫn lên đến 172% GDP. Ngoài ra, do kinh tế đã lún sâu vào suy thoái , mặc dù đã cam kết những chính sách khắc khổ nhằm giảm thâm hụt ngân sách nhưng con số này 8 tháng đầu năm 2011 đã lên tới 18,1 tỷ Euro. Như vậy, Hy Lạp đang cùng lúc phải đối diện với những vấn đề