Các yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài

Một phần của tài liệu Vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong quản lý nợ công ở Việt Nam (Trang 57 - 59)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA

2.2. KTNN trong quản lý nợ công

2.2.7.2. Các yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài

Đây là những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của KTNN thông qua việc tác động trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi cơ quan KTNN trong việc quản lý nợ công cũng như đến việc thực hiện kiểm toán nợ công. Các yếu tố này bao gồm:

- Môi trường pháp luật: bao gồm việc quy định vị trí pháp lý cho cơ quan KTNN và việc phân định cơ cấu tổ chức quản lý nợ:

Vị trí pháp lý của cơ quan KTNN quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan KTNN trong lĩnh vực hoạt động của mình. Nói cách khác, vị trí pháp lý của cơ quan KTTC quyết định phạm vi, đối tượng và nội dung kiểm toán. Với vị trí pháp lý cao và đầy đủ, cơ quan KTNN sẽ hoạt động một cách hữu hiệu và thực hiện tốt những vai trò của mình trong quản lý nợ công, kịp thời góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu năng quản lý nợ công của đất nước.

Các nước có hệ thống quản lý nợ công tốt trên Thế giới đã làm rất tốt việc phân định cơ cấu tổ chức quản lý nợ. Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển, có sử dụng vay nợ lớn, hệ thống quản lý nợ công chưa hoàn thiện còn chưa quy định rõ trách nhiệm và thẩm quyền quản lý nợ của các cơ quan thuộc Chính phủ. Điều này có thể xảy ra những rủi ro do sự phân tán, chồng chéo trong chức năng, nhiệm vụ, của việc thiếu một đơn vị chuyên trách thực sự làm nhiệm vụ quản lý và điều phối. Quản lý nợ không tập trung dẫn đến thiếu nguồn thông tin đầy đủ, toàn diện và kịp thời để giám sát tổng thể rủi ro tài khóa từ hoạt động vay nợ của Chính phủ và khu vực công; để hoạch định các chính sách/chiến lược nợ hiệu quả với chi phí và rủi ro thấp nhất có thể. Không có cơ quan đầu mối, chuyên trách của Chính phủ về quản lý nợ dẫn đến thiếu sự phối hợp giữa KTNN đối với cơ quan quản lý nợ, gây khó khăn cho việc thực hiện vai trò của KTNN trong quản lý nợ công.

Ngoài ra, sự đầy đủ, kịp thời của hệ thống pháp luật về nợ công cũng ảnh hưởng không nhỏ đến vai trò của KTNN. Các hoạt động quản lý nợ công thông thường phải tuân thủ không chỉ Luật quản lý nợ công, hệ thống các văn bản hướng dẫn mà còn chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản quy phạm pháp quy và văn bản hướng dẫn khác nhau, rất dễ dẫn đến mâu thuẫn, chồng chéo khung pháp lý và trong thực hành quản lý nợ nhà nước, quản lý nợ công. Ngoài ra, sự chậm chễ trong việc ban hành các văn bản pháp luật sửa đổi, điều chỉnh những bất cập về mặt chính sách cũng tạo ra những khó khăn không nhỏ trong việc thực hiện kiểm toán nợ công, ảnh hưởng rất lớn đến vai trò của KTNN trong quản lý nợ công.

- Yếu tố môi trường kinh tế:Môi trường kinh tế có những ảnh hưởng nhất định đến vai trò của KTNN trong quản lý nợ công thông qua những yêu cầu, đòi hỏi về tính minh bạch của nền tài chính công, khả năng quản lý nợ công, khả năng hấp thụ nguồn vốn, sự phát triển của ngành lĩnh vực có liên quan. Đó là năng lực và tiềm lực tài chính quốc gia và triển vọng trong tương lai, căn cứ các nguồn lực hiện có, trước hết là quy mô GDP, của Ngân sách nhà nước, tài sản quốc gia và khả năng tăng trưởng của nền kinh tế tất nhiên cũng có thể căn cứ vào vị thế của đất nước, uy tín quốc gia và sự ổn

Một phần của tài liệu Vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong quản lý nợ công ở Việt Nam (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)