Nhóm các giải pháp nâng cao chất lượng tuyển dụng và đào tạo nhân

Một phần của tài liệu Vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong quản lý nợ công ở Việt Nam (Trang 132 - 134)

nhân lực

Công tác tổ chức và cán bộ được xác định là có một vị trí vô cùng quan trọng để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của cơ quan KTNN. Bởi vậy, phải thường xuyên xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh, không quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan và công tác kiểm toán; có tư duy đổi mới, sáng tạo, có kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ tương ứng với từng chức danh; có tinh thần đoàn kết, hợp tác vì côn việc chung, ý thức tổ chức, kỷ luật cao và phong cách làm việc tận tụy, khoa học, tôn trọng tập thể, gắn bó với quần chúng; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Đội ngũ cán bộ phải đồng bộ, có tính kế thừa và phát triển, có số lượng và cơ cấu hợp lý (nhất là cấp phó ở các KTNN chuyên ngành và khu vực). Có quy chế tôn vinh những người có công, thu hút người tài; bố trí, sử dụng đúng những người có năng lực; khuyến khích những người năng động, sáng tạo, có sáng kiến, có ý tưởng mới trong công tác. Đổi mới, triển khai đồng bộ các khâu đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng cán bộ. Có quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng một số chuyên gia ở từng lĩnh vực tiếp cận trình độ khu vực và quốc tế. Tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế với các cơ quan KTNN của các nước trên thế giới, với các tổ chức quốc tế tích cực và chủ động hội nhập vào các hoạt động của Tổ chức quốc tế các cơ quan Kiểm toán tối cao và Tổ chức các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á; quản lý và sử dụng có hiệu quả các dự án hỗ trợ kỹ thuật của các nước, các tổ chức quốc tế; mở động các hình thức tuyên truyền, quảng bá về uy tín hoạt động của KTNN Việt Nam trong ý thức xã hội và trên trường quốc tế.

Do đó, để có thể thực hiện tốt chức năng giải tỏa trách nhiệm cho Chính phủ và nâng cao vai trò của KTNN trong quản lý nợ công thì bên cạnh việc hoàn thiện tổ chức bộ máy, KTNN phải đồng thời thực hiện các giải pháp sau:

Một là phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo đủ về số lượng, cơ cấu chuyên môn và cơ cấu ngạch hợp lý. Về mặt số lượng, trong giai đoạn đến năm 2015 KTNN cần có số cán bộ khoảng 2.600 người, giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 cần khoảng 3.500 người với quy mô bình quân mỗi đơn vị thực hiện nhiệm vụ kiểm toán (KTNN chuyên ngành và khu vực) khoảng 120 người; Về cơ cấu theo lĩnh vực công tác: đội ngũ Kiểm toán viên Nhà nước khoảng 85%; đội ngũ công chức làm

công tác hành chính toàn ngành khoảng 10%; đội ngũ viên chức ở các đơn vị sự nghiệp (các ngạch viên chức) khoảng 5%; Về cơ cấu công chức, viên chức theo ngạch, bậc: Kiểm toán viên cao cấp khoảng 3-5%; Kiểm toán viên chính: 20-25%; Kiểm toán viên: 40-45%; Kiểm toán viên dự bị 20-25%. Đối với các ngạch chuyên viên và tương đương (kể cả khối sự nghiệp): Chuyên viên cao cấp và tương đương: 2-3%; Chuyên viên chính và tương đương: 30-35%; chuyên viên và tương đương: 50-55%; Cán sự, nhân viên: 5-7%; Về cơ cấu theo chuyên môn đào tạo: số cán bộ có trình độ đại học trở lên chiếm 95%, trong đó chuyên môn đào tạo về Tài chính - kế toán - kiểm toán - ngân hàng: 50%; Xây dựng, giao thông, thuỷ lợi, kiến trúc: 25%; Quản lý kinh tế, quản lý nhà nước, luật, công nghệ thông tin và khác: 20%; Số có trình độ cao đẳng, trung cấp trở xuống khoảng 5% trong tổng số cán bộ, công chức.

Hai là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức KTNN có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, tinh thông về nghiệp vụ chuyên môn, chuyên nghiệp, tương xứng với yêu cầu của nghề nghiệp kiểm toán và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Ba là thực hiện đổi mới công tác tổ chức cán bộ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ:

- Hoàn thiện và cập nhật đầy đủ, kịp thời thông tin về năng lực kiểm toán quản lý nợ công của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hiện tại của KTNN trên cơ sở đó quy hoạch, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện kiểm toán quản lý nợ công; xây dựng quy định về tinh giản biên chế để thực hiện được việc thường xuyên đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ, công chức, viên chức không đủ năng lực, trình độ, những người vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

- Xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức để từng bước chuyển sang quản lý bằng hệ thống tin học.

Bốn là thực hiện chiến lược đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức:

- Xây dựng và đổi mới chương trình, nội dung đào tạo về kiểm toán quản lý nợ công theo từng chức danh gắn với tiêu chuẩn hoá cán bộ; gắn lý luận với thực tiễn; bồi dưỡng, bổ sung một số nội dung đào tạo về một số lĩnh vực kiểm toán mới, như; kiểm toán nợ công, kiểm toán môi trường, kiểm toán trách nhiệm kinh tế, kiểm toán hoạt động, kiểm toán chuyên đề; tăng cường đào tạo nghiệp vụ kiểm toán trong môi trường

công nghệ thông tin; đào tạo ngoại ngữ, tin học cho các kiểm toán viên nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế trong lĩnh vực kiểm toán quản lý nợ công...

- Đổi mới phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; phát triển hình thức tổ chức đào tạo từ xa, tự đào tạo, đào tạo thông qua hình thức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm...

- Tổ chức tuyển dụng cán bộ, công chức, Kiểm toán viên, tổ chức thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước, quản lý việc cấp và sử dụng Thẻ Kiểm toán viên nhà nước theo đúng quy định. Có kế hoạch đào tạo trong thời gian không dài một đội ngũ chuyên gia đầu ngành đối với từng lĩnh vực chuyên môn, tiếp cận trình độ các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới và xây dựng đội ngũ giảng viên giỏi về chuyên môn, có kinh nghiệm thực tiễn để thực hiện tốt công tác giảng dạy.

- Đẩy mạnh hợp tác trong nước và quốc tế, tăng cường giao lưu học tập về nghiệp vụ kiểm toán nợ công, đặc biệt là thi Chứng chỉ kiểm toán viên CPA và chứng chỉ ACCA; cử cán bộ đi tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm về Chính phủ điện tử, về tin học hoá các hoạt động kiểm toán tại một số nước tiên tiến.

Một phần của tài liệu Vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong quản lý nợ công ở Việt Nam (Trang 132 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)