CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA
2.2. KTNN trong quản lý nợ công
2.2.3. Vị trí pháp lý của KTNN trong quản lý nợ công
Trên thế giới, KTNN là cơ quan kiểm tra tài chính công cao nhất của Nhà nước (cơ quan kiểm toán tối cao - SAI), có chức năng thực hiện kiểm tra các hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước và công quỹ quốc gia. Vì vậy, KTNN là một cơ quan trong bộ máy quyền lực của Nhà nước. Tuỳ thuộc vào thể chế chính trị và sự phân chia quyền lực của mỗi nước mà KTNN có thể trực thuộc cơ quan lập pháp (Quốc hội), hành pháp (Chính phủ) hoặc đứng độc lập với cả Quốc hội và Chính phủ, nhưng hoạt động của nó nhằm phục vụ cho cả ngành lập pháp và hành pháp. Tính đa dạng đó được thể hiện qua vị trí pháp lý và mô hình tổ chức các cơ quan KTNN các nước trên thế giới.
Vị trí pháp lý của cơ quan KTNN là sự quy định của pháp luật về vị trí của cơ quan KTNN trong hệ thống các cơ quan Nhà nước; thể hiện thành các quan hệ về mặt tổ chức giữa KTNN với các cơ quan quản lý nhà nước về nợ công. Vị trí pháp lý phải được quy định tương thích với quyền và trách nhiệm của cơ quan KTNN, nó là cơ sở quan trọng nhất để phát huy được vai trò của KTNN trong quản lý nợ công.
Tại Đại hội lần thứ IX của INTOSAI họp tại Lima - Thủ đô Peru vào tháng 10/1977 đã đưa ra bản Tuyên bố Lima [46] để định hướng cơ bản cho việc thiết lập và tổ chức hoạt động của các cơ quan kiểm toán tối cao trên thế giới. Trong đó viết: “sự
trong Hiếp pháp và các đạo luật khác". Tuyên bố Lima được xem như một văn kiện chung, thích hợp với mọi hình thức tổ chức, mức độ phát triển khác nhau của hệ thống kiểm tra tài chính công đối với các khu vực và Quốc gia trên thế giới. Với nguyên tắc này, trong quản lý nợ công, cơ quan KTNN phải có vị trí tương xứng trong bộ máy quyền lực Nhà nước, dù nó nằm ở nhánh quyền lực nào trong cơ cấu bộ máy pháp quyền của nhà nước, KTNN phải được thiết lập như là một cơ quan tổ chức kiểm tra tài chính công cao nhất của một Quốc gia và hoạt động độc lập, chỉ tuân theo pháp luật.
Theo đó, trong quản lý nợ công, KTNN là một cơ quan độc lập, nằm ngoài hệ thống quản lý nợ công và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình đối với hoạt động quản lý nợ công.
Nguồn: Hướng dẫn kiểm toán nợ công INTOSAI, 2009
Sơđồ 2.1: Mô hình vị trí bên ngoài hệ thống Quản lý nợ công của KTNN
Với vị trí này theo INTOSAI, KTNN: “có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách khách quan và hiệu quả khi nó độc lập với đơn vị được kiểm toán và được bảo đảm chống lại các ảnh hưởng từ bên ngoài” INTOSAI [48]. Theo đó, là một cơ quan nằm ngoài hệ thống quản lý nợ công, KTNN sẽ được trao quyền độc lập trong việc xác định chương trình kế hoạch kiểm toán và áp dụng các biện pháp chuyên môn,
nghiệp vụ vào quá trình đưa ra các quyết định kiểm toán. Khi đó, cơ quan KTNN thực hiện kiểm toán các hoạt động quản lý nợ, hệ thống quản lý nợ công và bất kỳ đơn vị sử dụng nợ công nào khác. Khi đó, cơ quan quản lý nợ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với các hoạt động và sai sót của mình và không thể chối bỏ trách nhiệm với lý do là đã qua hoạt động kiểm toán và đã có ý kiến chuyên môn của Cơ quan KTNN.
Với mô hình này, cơ quan KTNN có thể hoàn toàn khách quan, báo cáo kết quả hoạt động của mình cho cơ quan lập pháp, các ủy ban của Quốc hội, các cơ quan chức năng của nhà nước (Các cơ quan chức năng của Chính phủ) và công bố rộng rãi kết quả hoạt động của mình theo quy định của pháp luật. Hướng dẫn kiểm toán nợ công của INTOSAI cũng chỉ ra, mô hình này sẽ "đảm bảo được thông tin và thảo luận sâu rộng, tạo môi trường dễ chịu hơn cho việc thực thi các kết luận của cơ quan kiểm toán tối cao" INTOSAI [48].
Ngoài ra, ở vị trí này, cơ quan KTNN cũng dễ dàng tiếp cận với mọi tài liệu, số liệu liên quan đến quản lý nợ công và có quyền yêu cầu (bằng lời nói hoặc bằng văn bản) các đơn vị được kiểm toán cung cấp bất cứ thông tin nào cần thiết liên quan đến hoạt động kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán. Cơ quan KTNN có quyền quyết định địa điểm tiến hành cuộc kiểm toán đảm bảo thuận lợi nhất, chất lượng và hiệu quả cao nhất.