Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong quản lý nợ công ở Việt Nam (Trang 111 - 114)

3.3 .Chức năng của KTNN trong quản lý nợ công thời gian qua

3.6.Nguyên nhân của những hạn chế

Những bất cập và hạn chế nói trên là do nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan. Tuy nhiên có thể liệt kê một số nguyên nhân cơ bản sau đây:

Một là, nợ công đã tích lũy trong một thời gian dài, quy mô lớn và phức tạp. Tuy nhiên, xuất phát từ tư duy của cơ chế quản lý cũ và được duy trì quá lâu, chúng ta luôn quan niệm nợ công là số liệu bí mật quốc gia không được công khai, không có cơ quan nào kể cả KTNN được quyền xem xét. Trong khi, nhận thức của các cấp, các ngành, công chúng và xã hội nói chung về vị trí pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, vai trò của KTNN trong quản lý nợ công còn chưa đầy đủ và toàn diện. Điều này đã đã hạn chế tư duy của cá nhà làm luật khi chưa quy định vai trò của KTNN trong quản lý nợ công.

Hai là, xuất phát từ những yếu kém nội tại của KTNN. Cho đến nay, bộ máy

và cơ cấu tổ chức của KTNN vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, chưa hoàn chỉnh. Cán bộ làm công tác kiểm toán của KTNN được tuyển từ nhiều nguồn khác nhau. Trong thời kỳ đầu mới thành lập chủ yếu là cán bộ được đào tạo trong cơ chế quản lý cũ nên việc tiếp cận với cơ chế quản lý thị trường bị hạn chế, nhất là những cơ chế quản lý mang tính quốc tế. KTNN vẫn chưa sẵn sàng có một lực lượng để thực hiện kiểm toán nợ công một cách đầy đủ và phù hợp với thông lệ chung do số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ, kiểm toán viên chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao.

Ba là, nhiều vấn đề có tác động, ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của KTNN đang trong quá trình hoàn thiện do phương pháp kiểm toán quản lý nợ công vẫn chưa theo thực tiễn tốt của quốc tế và được chỉ dẫn một cách rõ ràng bằng các hướng dẫn, quy trình, chuẩn mực riêng mà vẫn đang thực hiện cùng với kiểm toán quyết toán NSNN và điều này có thể vẫn diễn ra trong ngắn hạn cũng như trung hạn; ngoài ra, cơ sở vật chất và phương tiện làm việc, chính sách đãi ngộ cho kiểm toán viên cũng còn bất cập gây ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu lực hoạt động kiểm toán quản lý nợ công của KTNN

Bốn là, chức năng, nhiệm vụ và cơ chế phối hợp công tác giữa các cơ quan quản lý nợ công, cơ quan thanh tra, kiểm toán còn thiếu hiệu quả, có lúc còn chồng chéo, trùng lặp với nhau. (Hiện nay, chỉ riêng nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra việc huy

động, phân bổ, sử dụng vốn vay, trả nợ và quản lý nợ công đã có sự tham gia của: Quốc hội, Chính phủ và các đơn vị trực thuộc như Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Hội đồng nhân dân, Uy ban nhân dân cấp tỉnh…) Bên cạnh đó, những quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý nợ trong việc cung cấp thông tin liên quan đến quản lý nợ, trách nhiệm báo cáo định kỳ, đột xuất cho KTNN về các vấn đề quản lý nợ công cũng chưa rõ ràng. Hàng năm khi kiểm toán quyết toán NSNN, khi xem xét đến số liệu nợ công thì bị hạn chế bởi thông tin không được cung cấp cho cơ quan kiểm toán và điều đó vô hình dung đã hình thành một vùng hạn chế mà KTNN khó có thể tiếp cận một cách đầy đủ, đúng nghĩa để có thể đưa ra ý kiến về công tác quản lý nợ công.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Đánh giá bức tranh về nợ công ở Việt Nam những năm qua cho thấy thực trạng về nợ công đang hàm chứa những rủi ro khi dư nợ công đang ngày một tăng cao, cơ cấu kỳ hạn, lãi suất không hợp lý cộng với nghĩa vụ trả nợ không ổn định. Đồng thời đang phản ánh quản lý nợ công đang có vấn đề và rủi ro trong việc thực hiện các mục tiêu quản lý nợ công là rất lớn. Nguyên nhân gây ra có thể kể đến là (1) Thâm hụt ngân sách, (2) đầu tư công lớn, dàn trải, (3) hiệu quả sử dụng nợ công thấp.

Chương này, luận án đã đưa ra được kết quả thực hiện vai trò của KTNN trong 3 cuộc kiểm toán về quản lý nợ công mà KTNN Việt Nam đã thực hiện đó là Kiểm toán tổng quyết toán NSNN năm 2013, kiểm toán việc quản lý và sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2006- 2012 và kiểm toán Chương trình Giảm nhẹ và Thích ứng với biến đổi khí hậu năm 2013 sử dụng vốn vay nước ngoài.

Luận án đã đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nợ công của Việt Nam thời gian qua trên 3 chỉ tiêu là: kết quả xử lý sai phạm trong quản lý nợ công, sai phạm phát hiện trong quản lý nợ công và kiến nghị chấn chỉnh quản lý nợ công; đồng thời rút ra những ưu điểm và khó khăn tồn tại, chỉ ra những nguyên nhân cụ thể như (1)

khuôn khổ pháp lý và các quy định về nợ công chưa quy định rõ vai trò, trách nhiệm của cơ quan KTNN trong quản lý nợ công; (2) xuất phát từ những yếu kém nội tại của KTNN; (3) nhận thức của các cấp, các ngành, công chúng và xã hội nói chung về vị trí pháp lý, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, vai trò của KTNN trong quản lý nợ công còn chưa đầy đủ và toàn diện; (4) còn những vấn đề có tác động, ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của KTNN đang trong quá trình hoàn thiện (5) chức năng, nhiệm vụ và cơ chế phối hợp công tác giữa các cơ quan quản lý nợ công, cơ quan thanh tra, kiểm toán còn thiếu hiệu quả, có lúc còn chồng chéo, trùng lặp với nhau.

CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC TRONG

Một phần của tài liệu Vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong quản lý nợ công ở Việt Nam (Trang 111 - 114)