Bài học kinh nghiệm rút ra

Một phần của tài liệu Vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong quản lý nợ công ở Việt Nam (Trang 69 - 72)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA

2.3. Kinh nghiệm nước ngoài về vai trò của KTNN trong quản lý nợ công

2.3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra

Một là, Các quốc gia phải xác định rõ vai trò của cơ quan KTNN trong quản lý nợ công bằng việc quy định vai trò của KTNN trong Hiến pháp, Luật và hệ thống các văn bản điều chỉnh. Khi đó, KTNN mới có đầy đủ căn cứ cũng như được phân công quyền hạn thực hiện vai trò của mình đối với hoạt động quản lý nợ công. Điều này cũng đảm bảo tính pháp lý cho các quyết định kiểm toán, các báo cáo kiểm toán cũng như các đánh giá, kiến nghị kiểm toán đối với hoạt động quản lý nợ công. Thực tế từ những phân tích trên cũng cho thấy, việc Tòa thẩm kế Hy Lạp không đóng vai trò gì trong quản lý nợ công, thậm chí còn bị hạn chế quyền hạn đối với lĩnh vực quản lý nợ công đã là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến khủng hoảng nợ công Hy Lạp. Và để khắc phục vấn đề này, Hy Lạp đã phải thành lập Ủy ban kiểm toán nợ công, tuy không giao nhiệm vụ và quyền hạn cho GHCA nhưng cũng phần nào thừa nhận vai trò của KTNN trong quản lý nợ công là cần thiết. Trung Quốc và Mỹ đã xác định rõ vai trò của KTNN trong quản lý nợ công và vì vậy, hệ thống quản lý nợ công tại hai quốc gia này hoạt động khá hiệu quả.

Hai là, KTNN phải có cơ cấu tổ chức hợp lý, có đội ngũ kiểm toán viên có kinh nghiệm, trình độ. Thực tế đã cho thấy, quản lý nợ công liên quan đến nhiều lĩnh vực, đa ngành nghề, quốc gia càng có nợ công cao thì nghiệp vụ quản lý nợ công càng phức tạp. Mỹ là quốc gia có hệ thống quản lý nợ công tốt, tuy nhiên khi nợ công tăng cao, GAO cũng đã phải phát triển tổ chức bộ máy lên đến 14.000 kiểm toán viên, CNAO của Trung Quốc cũng phát triển đến 83.000 nhân viên kiểm toán mới đảm đương được nhiệm vụ của mình. Vì vậy, để tổ chức kiểm toán quản lý nợ công hiệu quả, đưa ra các đánh giá, kiến nghị quản lý nợ công có chất lượng và hiệu lực cao đòi hỏi cơ cấu, tổ chức của KTNN phải hợp lý, các kiểm toán viên phải giàu kinh nghiệm, có trình độ, hiểu biết sâu, được đào tạo bài bản, đa ngành, lĩnh vực.

Ba là, hoạt động quản lý nợ công là lĩnh vực quốc tế hóa rất cao đòi hỏi KTNN cần tăng cường hội nhập quốc tế thông qua việc công khai hóa thông tin về hoạt động kiểm toán nợ công, tích cực trao đổi kinh nghiệm, phương pháp thực hiện. Bằng cách

đó, các tổ chức xếp hạng tín dụng uy tín trên thế giới sẽ có thể đảm bảo thông tin quản lý nợ công của quốc gia là đáng tin cậy, góp phần hạn chế các rủi ro về nợ công.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 của Luận án đã làm rõ những nội dung cơ bản sau:

Luận án đã làm rõ bản chất của nợ công, cách phân loại nợ công đồng thời làm rõ bản chất của quản lý nợ công, trong đó làm rõ mục tiêu, nguyên tắc cũng như nội dung quản lý nợ công

Luận án cũng đã phân tích mục tiêu thực hiện của vai trò KTNN trong quản lý nợ công bao gồm: tăng cường giám sát của Nhà nước trong quản lý nợ công nhằm bảo đảm an toàn nợ và an ninh tài chính quốc gia, giảm thiểu các hành vi tham nhũng, lãng phí và vi phạm pháp luật trong quản lý nợ công và nâng cao hiệu quả quản lý nợ công. Bên cạnh đó luận án cũng đã phân tích các tiêu chí đánh giá vai trò của KTNN trong quản lý nợ công làm cơ sở để thực hiện đánh giá vai trò của KTNN trong quản lý nợ công ở chương tiếp theo.

Luận án đã phân tích được vị trí pháp lý của KTNN trong quản lý nợ công phải là một cơ quan chuyên môn Nhà nước độc lập, nằm ngoài hệ thống quản lý nợ công thực hiện chức năng kiểm tra giám sát quản lý nợ công

Luận án cũng đi vào làm rõ các nội dung vai trò của KTNN trong quản lý nợ công như: vai trò tổ chức kiểm toán quản lý nợ công, vai trò đánh giá, kiến nghị quản lý nợ công và vai trò Công khai kết quả kiểm toán về quản lý và sử dụng nợ công.

Luận án cũng đã tìm hiểu và phân tích về vai trò của KTNN trong quản lý nợ công trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm ở một số quốc gia có nền quản lý nợ công tiên tiến như Hy Lạp, Trung Quốc, Mỹ, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

CHƯƠNG 3:

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong quản lý nợ công ở Việt Nam (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)