CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA
2.2. KTNN trong quản lý nợ công
2.2.5.1. Tổ chức kiểm toán quản lý nợ công
Đây chính là vai trò cơ bản nhất của KTNN trong quản lý nợ công. Với vị thế là cơ quan kiểm tra tài chính công cao nhất của nhà nước, hoạt động độc lập và chỉ tuân thủ pháp luật, vai trò tổ chức kiểm toán việc quản lý nợ công là một vai trò quan trọng, không thể thiếu và chỉ được đảm nhận bởi KTNN. Với vai trò này, KTNN thực hiện hoạt động kiểm toán nợ công của KTNN nhằm kiểm tra, giám sát toàn bộ diễn biến của quá trình quản lý, huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay theo chuẩn mực qui định. Tổ chức kiểm toán quản lý nợ công bao gồm ba giai đoạn, đó là chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán.
Chuẩn bị kiểm toán là việc khảo sát tình hình, thực trạng quản lý nợ, tùy vào yêu cầu của từng cuộc kiểm toán cụ thể để xây dựng một kế hoạch kiểm toán, đào tạo các nghiệp vụ liên quan đến nội dung kiểm toán cũng như chuẩn bị các nguồn lực để thực hiện kiểm toán. Trong đó, kế hoạch kiểm toán bao gồm việc đánh giá các rủi ro, trọng yếu kiểm toán, xây dựng các mục tiêu, nội dung nội dung kiểm toán cụ thể.
Thực hiện kiểm toán là giai đoạn bằng các quy trình, nghiệp vụ của mình, Đoàn kiểm toán thực hiện kiểm toán các nội dung kiểm toán trong kế hoạch kiểm toán. Các nội dung kiểm toán việc quản lý nợ công rất đa dạng nhưng khái quát lại gồm 16 nội dung chính, tập trung vào 7 hợp phần kiểm toán cơ bản nhằm đưa ra đánh giá về kết
quả quản lý nợ công. Mỗi nội dung kiểm toán bao gồm các bình diện đánh giá, phản ánh kết quả quản lý nợ công, bao gồm:
Bảng 2.3: Nội dung kiểm toán nợ công
Kiểm toán việc quản lý nhà nước và phát triển chiến lược nợ công
Kiểm toán khung pháp lý về nợ công Kiểm toán cơ cấu quản lý về nợ công Kiểm toán chiến lược quản lý nợ công Kiểm toán hoạt động quản lý nợ công
Kiểm toán hệ thống kiểm tra, giám sát nợ công
Kiểm toán việc phối hợp giữa chính sách nợ công với các chính sách kinh tế vĩ mô
Kiểm toán việc phối hợp giữa chính sách nợ công với các chính sách tài khóa
Kiểm toán việc phối hợp giữa chính sách nợ công với các chính sách tiền tệ
Kiểm toán việc vay nợ và các hoạt động tài chính liên quan
Kiểm toán việc vay nợ thị trường trong nước Kiểm toán việc vay nợ thị trường nước ngoài
Kiểm toán việc bảo lãnh cho vay, cho vay lại vốn vay và tài sản phái sinh
Kiểm toán việc dự báo ngân lưu và quản lý số dư tiền mặt
Kiểm toán việc dự báo ngân lưu và quản lý số dư tiền mặt
Kiểm toán quản lý rủi ro hoạt động
Kiểm toán việc quản trị nợ và an toàn dữ liệu
Kiểm toán việc phân định nhiệm vụ, năng lực nhân sự và liên tục hoạt động
Kiểm toán các ghi chép và báo cáo nợ
Kiểm toán các báo cáo nợ
Kiểm toán việc sử dụng nợ công
Kiểm toán việc sử dụng nợ công
Nguồn: ASOSAI (2009) Hội thảo Kiểm toán về nợ công
Tùy từng yêu cầu đối với mỗi cuộc kiểm toán cụ thể mà nội dung kiểm toán có thể thay đổi cho phù hợp, có thể kiểm toán toàn diện bao gồm cả 16 nội dung chính, có thể chỉ kiểm toán một số nội dung theo một chuyên đề cụ thể.
Trong thực hiện kiểm toán, tùy theo mục tiêu, nội dung kiểm toán mà lựa chọn các phương pháp kiểm toán phù hợp, một số phương pháp thường xuyên được sử dụng trong kiểm toán quản lý nợ công, gồm:
- Tổng hợp, tính toán, phân tích các chỉ tiêu trong Báo cáo quản lý nợ công. - So sánh, phân tích, đánh giá giữa số thực hiện với kế hoạch và thực hiện năm trước; so sánh giữa một số chỉ tiêu trong Báo cáo quản lý nợ công để phân tích, đánh giá các chỉ tiêu tổng hợp.
- So sánh, đối chiếu giữa một số chỉ tiêu của Báo cáo quản lý nợ công với Báo cáo quyết toán NSNN; Báo cáo tổng hợp và chi tiết của các đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính (KBNN, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Vụ NSNN, Vụ Đầu tư, Cục quản lý Nợ và Tài chính đối ngoại...).
Lập báo cáo kiểm toán là giai đoạn các kết quả kiểm toán đưa ra được tổng hợp thành Báo cáo kiểm toán. Báo cáo kiểm toán của KTNN xác nhận tính đúng đắn, trung thực của hoạt động quản lý nợ công; đánh giá việc tuân thủ pháp luật, tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sử dụng nợ công. Báo cáo kiểm toán phân tích, đánh giá các thông tin, dữ liệu đã được kiểm toán về nợ công để thấy rõ thực trạng công tác quản lý, sử dụng nợ công và kiến nghị các biện pháp điều chỉnh, hoàn thiện cơ chế, chính sách, các quy định của Nhà nước về quản lý nợ công.
Ở Việt Nam hiện nay, KTNN chưa xây dựng quy trình riêng để kiểm toán nợ công mà căn cứ vào từng cuộc kiểm toán cụ thể để áp dụng quy trình chuyên ngành phù hợp. Đối với việc kiểm toán nợ công trong cuộc kiểm toán Quyết toán NSNN, KTNN đã ban hành Quy trình kiểm toán Quyết toán NSNN. Đối với các cuộc kiểm toán chuyên đề, dự án cụ thể thì áp dụng Quy trình kiểm toán chương trình mục tiêu quốc gia hoặc Quy trình kiểm toán đầu tư – dự án. Tùy thuộc vào tính chất của từng lĩnh vực kiểm toán mà KTNN xây dựng và ban hành quy trình kiểm toán khác nhau,
tuy nhiên các quy trình đề có 4 bước cơ bản là chuẩn bị kiểm toán; thực hiện kiểm toán; lập và gửi báo cáo kiểm toán; kiểm tra tình hình thực hiện kiến nghị kiểm toán.