Nhóm các giải pháp nâng cao vị trí pháp lý của KTNN trong quản lý nợ công

Một phần của tài liệu Vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong quản lý nợ công ở Việt Nam (Trang 125 - 127)

4.2 .Các giải pháp nâng cao vai trò của KTNN trong quản lý nợ công

4.2.1. Nhóm các giải pháp nâng cao vị trí pháp lý của KTNN trong quản lý nợ công

xây dựng được đội ngũ cán bộ, kiểm toán viên và chuyên gia am hiểu về quản lý nợ để có thể tiến hành các cuộc kiểm toán nợ công cũng như đưa ra các ý kiến liên quan đến công tác quản lý nợ công. Các kiểm toán viên, chuyên gia kiểm toán nợ phải am hiểu sâu sắc các nghiệp vụ quản lý nợ đồng thời là những chuyên gia về quản lý tài chính công để có thể đưa ra ý kiến về quản lý nợ trong tổng thể quản lý tài chính công. Đồng thời, công tác kiểm toán nói chung và kiểm toán nợ công nói riêng luôn tuân theo các chuẩn mực, quy trình nghiệp vụ do vậy việc xây dựng quy trình kiểm toán nợ là yêu cầu đặt ra đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Đây là cơ sở để hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm toán nợ công.

4.2.Các giải pháp nâng cao vai trò của KTNN trong quản lý nợ công

4.2.1.Nhóm các gii pháp nâng cao v trí pháp lý ca KTNN trong qun lý n công qun lý n công

4.2.1.1. Nâng cao nhận thức của xã hội về vị trí và vai trò của KTNN trong quản lý nợ công trong quản lý nợ công

Tăng cường hiệu quả hoạt động truyền thông của KTNN được xem là một trong những giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả kiểm toán của KTNN nói chung, góp phần nâng cao nhận thức của xã hội về vị trí và vai trò của KTNN trong quản lý nợ công. Để thực hiện được mục tiêu này, KTNN cần phát triển mối quan hệ với cơ quan bên ngoài một cách toàn diện và hiệu quả trong mọi hoạt động của KTNN nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả kiểm toán; đồng thời tăng cường và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về vai trò của KTNN trong quản lý nợ công, tăng cường thông tin hoạt động thực tiễn của KTNN thông qua việc xây dựng kế hoạch cụ thể gắn với kiểm tra, đánh giá.

Thứ nhất, KTNN cần xây dựng và thực hiện tốt các quy chế phối hợp với các cơ quan lập pháp, hành pháp và các cơ quan thanh tra, kiểm tra; hoàn thiện các văn bản pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ này trong hoạt động kiểm toán nợ công;

Thứ hai, KTNN cần nhanh chóng hoàn thiện cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về KTNN, vai trò của KTNN trong quản lý nợ công và các hoạt động khác của KTNN.

Thứ ba, KTNN cần chủ động tăng cường chất lượng công tác thông tin tuyên truyền, trong đó bao gồm việc đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung và hình thức của các sản phẩm hiện có, đồng thời thành lập thêm Thời báo Kiểm toán và bộ phận chuyên trách về thông tin tuyên truyền;

Thứ tư, KTNN cần thường xuyên tọa đàm với các đơn vị được kiểm toán. Thông qua những buổi tọa đàm này nhằm tuyên truyền, phổ biến những thông lệ quản lý, điều hành tốt; đưa ra những khuyến cáo về những tồn tại, hạn chế mà đơn vị có thể sẽ gặp phải. Qua đó, góp phần nâng cao vai trò của KTNN trong quản lý nợ công.

4.2.1.2.Nâng cao vị trí pháp lý, chức năng và vai trò của KTNN trong quản lý nợ công quản lý nợ công

Để KTNN Việt Nam thật sự đóng một vai trò quan trọng trong quản lý nợ công thì trước hết KTNN phải có được một vị trí pháp lý vững chắc và đầy đủ. Điều này được hiểu là vị trí pháp lý, tính độc lập của KTNN cần được quy định đầy đủ và toàn diện trong Luật KTNN; Đồng thời cần bổ sung, hoàn thiện Luật quản lý nợ công và các văn bản hướng dẫn khác có liên quan nhằm khẳng định vai trò của KTNN trong quản lý nợ công. Cụ thể là đề xuất bổ sung vào Luật KTNN một số điều khoản quy định về vị trí pháp lý, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan KTNN trong quản lý nợ công với nội dung:

“KTNN là cơ quan kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”.

“Đối tượng của KTNN là quản lý nợ công” Do vậy việc bổ sung nhiệm vụ kiểm toán quản lý nợ công là hoàn toàn phù hợp quy định của pháp luật và cũng phù hợp với khuyến cáo của INTOSAI (Tuyên bố Lima). Qua đó, tạo cơ sở pháp lý để KTNN thực hiện kiểm toán việc quản lý và sử dụng các khoản nợ công; đồng thời bảo đảm phát huy vai trò của KTNN trong việc xem xét mức vay nợ và an toàn nợ công của quốc gia; kiến nghị các biện pháp nhằm quản lý, sử dụng nợ công có hiệu quả cho mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

“Nhiệm vụ của KTNN là xác nhận thông tin nợ công trên các báo cáo quản lý nợ công, tổ chức thực hiện kiểm toán nợ công, đánh giá quản lý nợ công và kiến nghị nâng cao hiệu quả quản lý nợ công”

Một phần của tài liệu Vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong quản lý nợ công ở Việt Nam (Trang 125 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)