Những kiến nghị đối với đơn vị sử dụng các khoản nợ công

Một phần của tài liệu Vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong quản lý nợ công ở Việt Nam (Trang 139 - 146)

4.2 .Các giải pháp nâng cao vai trò của KTNN trong quản lý nợ công

4.3.4. Những kiến nghị đối với đơn vị sử dụng các khoản nợ công

Trước hết, đơn vị sử dụng các khoản nợ công cần nghiên cứu đầy đủ các quy định của Luật KTNN, Luật quản lý nợ công, các văn bản có liên quan đến nợ công, việc quản lý, sử dụng các nguồn lực, tài sản công và các văn bản khác quy định quyền hạn, trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán; chủ động, tích cực phối hợp với KTNN trong quá trình thực hiện kiểm toán để nắm bắt, giải trình rõ các kết quả kiểm toán và thực hiện các kết luận và kiến nghị kiểm toán của KTNN.

Tiếp theo là nâng cao hiệu quả việc sử dụng vốn vay, đáp ứng các mục tiêu và nguyên tắc quản lý nợ; nâng cao nhận thức của đơn vị về vai trò và chức năng của hệ thống kiểm soát nội bộ. Khi có sự nhận thức đúng đắn và đầy đủ, lãnh đạo đơn vị sẽ tạo ra môi trường và những điều kiện cần thiết đảm bảo cho đơn vị tuân thủ các chế độ, chính sách pháp luật, những quy định về quản lý và sử dụng tiền và tài sản nhà nước; Ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những hoạt động, hành vi không tuân thủ pháp luật trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính và kế toán.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Chương 4 của Luận án đã làm rõ những nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, xác định rõ những quan điểm và định hướng nâng cao vai trò của KTNN trong quản lý nợ công

Thứ hai, Luận án đã đưa ra các nhóm giải pháp nhằm nâng cao vai trò của KTNN trong quản lý nợ công bao gồm: Nhóm các giải pháp nâng cao địa vị pháp lý của KTNN trong quản lý nợ công (nâng cao nhận thức của xã hội về vị trí và vai trò của KTNN trong quản lý nợ công, nâng cao địa vị pháp lý, quyền hạn, trách nhiệm và vai trò của KTNN trong quản lý nợ công); nhóm các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu lực của KTNN (nâng cao năng lực kiểm toán, nâng cao hiệu lực kiểm toán và nâng cao hiệu quả kiểm toán); nhóm các giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy, tuyển dụng và đào tạo nhân lực (nhóm các giải pháp hoàn thiện bộ máy, nhóm các giải pháp nâng cao chất lượng tuyển dụng và đào tạo nhân lực); nhóm các giải pháp phát triển cơ sở vật chất, thông tin tuyên truyền và phát triển khoa học-công nghệ thông tin (giải pháp phát triển cơ sở vật chất và chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức, kiểm toán viên của KTNN, giải pháp về thông tin tuyên truyền, giải pháp phát triển khoa học- công nghệ thông tin); giải pháp hội nhập và hợp tác quốc tế về nợ công.

Thứ ba, Luận án đã đề xuất những kiến nghị để nâng cao vai trò của KTNN trong quản lý nợ công đối với cả 3 chủ thể đó là: Nhà nước, KTNN, cơ quan quản lý nợ công và đơn vị, tổ chức sử dụng nợ công.

KẾT LUẬN

Luận án vai trò của KTNN trong quản lý nợ công ở Việt Nam đã thực hiện được một số nội dung sau:

Luận án đã làm rõ được cơ sở lý luận và xây dựng được khung lý thuyết về vai trò của KTNN trong quản lý nợ công ở Việt Nam, làm rõ bản chất của nợ công, quản lý nợ công, phân tích mục tiêu thực hiện của vai trò KTNN trong quản lý nợ công và các tiêu chí đánh giá vai trò của KTNN trong quản lý nợ công. Đồng thời, Luận án đã đi vào làm rõ các nội dung vai trò của KTNN trong quản lý nợ công như: (1) vai trò xác nhận thông tin trên các báo cáo quản lý nợ, (2) vai trò tổ chức kiểm toán nợ công, (3) vai trò đánh giá quản lý nợ công (4) vai trò kiến nghị nâng cao hiệu quả quản lý nợ công và tìm hiểu, phân tích về vai trò của KTNN trong quản lý nợ công trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm ở một số quốc gia có nền quản lý nợ công tiên tiến như Mỹ, Đức, Trung Quốc và kinh nghiệm của Mexico, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Luận án đã đưa ra bức tranh về nợ công ở Việt Nam những năm qua cho thấy thực trạng về nợ công đang hàm chứa những rủi ro khi dư nợ công đang ngày một tăng cao, cơ cấu kỳ hạn, lãi suất không hợp lý cộng với nghĩa vụ trả nợ không ổn định. Đồng thời đang phản ánh quản lý nợ công đang có vấn đề và rủi ro trong việc thực hiện các mục tiêu quản lý nợ công là rất lớn. Nguyên nhân gây ra có thể kể đến là (1) Thâm hụt ngân sách, (2) đầu tư công lớn, dàn trải, (3) hiệu quả sử dụng nợ công thấp và đánh giá thực trạng quản lý nợ công của Việt Nam thời gian qua ở trên hai khía cạnh là khung pháp lý và tổ chức quản lý nợ, đồng thời rút ra những ưu điểm và khó khăn tồn tại, trong đó quan trọng nhất là thiếu sự có mặt của một cơ quan nhà nước độc lập trong việc minh bạch hóa thông tin, giám sát việc quản lý nợ công cũng như đánh giá, kiến nghị các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ công.

Luận án cũng đánh giá thực trạng vai trò của KTNN trong quản lý nợ công ở các nội dung như thực trạng vị trí pháp lý của KTNN trong quản lý nợ công, thực trạng chức năng của KTNN trong quản lý nợ công, kết quả thực hiện vai trò của KTNN trong quản lý nợ công. Qua đó chỉ rõ những thành công cũng như những hạn chế, yếu kém trong việc thực hiện vai trò của KTNN trong quản lý nợ công đồng thời chỉ ra những nguyên nhân cụ thể.

Luận án đã xác định rõ những quan điểm và định hướng nâng cao vai trò của KTNN trong quản lý nợ công và đưa ra các nhóm giải pháp có cơ sở khoa học nhằm nâng cao vai trò của KTNN trong quản lý nợ công ở Việt Nam:

Kết quả nghiên cứu của Luận án là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo về vai trò của KTNN trong quản lý nợ công ở Việt Nam cũng như các nghiên cứu về hoạt động kiểm toán của KTNN có liên quan đến quản lý nợ công.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo trong nước

1. Bộ Tài chính (2007-2012), Bản tin nợ công qua các năm, Hà Nội

2. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2010), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2010, Hà Nội

3. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2012), Báo cáo về tình hình nợ công, Hà Nội

4. Đặng Văn Thanh (2010), “Rủi ro kiểm toán khi kiểm toán quản lý và sử dụng nợ công”, tham luận tại Hội thảo Tổ chức kiểm toán đối với việc quản lý và sử dụng các khoản nợ công, Kiểm toán Nhà nước ngày 10/12/2010

5. Đinh Xuân Thảo (2010), “Thực trạng quản lý nợ công tại Việt Nam”, tham luận tại Hội thảo Tổ chức kiểm toán đối với việc quản lý và sử dụng các khoản nợ công, Kiểm toán Nhà nước ngày 10/12/2010

6. Đỗ Thị Ánh Tuyết (2013), Các giải pháp tổ chức kiểm toán môi trường ở Việt Nam , Luận án tiến sĩ,Học viện Tài chính

7. Dự án tăng cường quản lý nợ nước ngoài hiệu quả và bền vững (10/2003), Báo cáo về khuôn khổ thể chế và pháp lý, Hà Nội

8. Hoàng Ngọc Nắng Hồng (2013), Thực trạng nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam, truy cập ngày 25/4/2014 từ http://tapchitaichinh.vn/

9. Hoàng Thị Minh Nguyệt (2010), “Nợ công và các nguyên tắc quản lý nợ công”, tham luận tại Hội thảo Tổ chức kiểm toán đối với việc quản lý và sử dụng các khoản nợ công, Kiểm toán Nhà nước ngày 10/12/2010

10. Kiểm toán Nhà nước (2006-2013), Báo cáo kiểm toán Quyết toán NSNN, Hà Nội 11. Kiểm toán Nhà nước (2013), Báo cáo kiểm toán chương trình Giảm nhẹ và Thích

ứng với biến đổi khí hậu năm 2013, Hà Nội

12. Kiểm toán Nhà nước (2013), Báo cáo kiểm toán tổng quyết toán NSNN năm 2013,Hà Nội

13. Kiểm toán Nhà nước (2013), Báo cáo kiểm toán việc quản lý và sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2006-2012,Hà Nội

14. Kiểm toán Nhà nước (2013), Hướng dẫn kiểm toán Chuyên đề Quản lý, sử dụng vốn Trái phiếu chính phủ, ban hành ngày 2/4/2013

15. Kiểm toán Nhà nước (2013), Quy trình kiểm toán ngân sách nhà nước, ban hành ngày 29/3/2013

16. Kiểm toán Nhà nước, Báo cáo kiểm toán có liên quan đến tình hình quản lý và sử dụng nợ công

17. Lê Đình Thăng (2007), Tổ chức kiểm toán nợ Chính phủ, Đề tài khoa học cấp Bộ, Kiểm toán nhà nước năm 2007

18. Lê Đình Thăng (2010), “Một số ý kiến về quản lý và kiểm toán nợ công ở Việt Nam”, tham luận tại Hội thảo Tổ chức kiểm toán đối với việc quản lý và sử dụng các khoản nợ công, Kiểm toán Nhà nước ngày 10/12/2010

19. Lê Kim Sa (2010), “Nợ công ở VN những vấn đề và tác động tiềm tàng”, tham luận tại Hội thảo Tổ chức kiểm toán đối với việc quản lý và sử dụng các khoản nợ

công, Kiểm toán Nhà nước ngày 10/12/2010

20. Lê Xuân Nghĩa (2010), “Một số vấn đề về phòng ngừa rủi ro nợ công ở VN”, tham luận tại Hội thảo Tổ chức kiểm toán đối với việc quản lý và sử dụng các khoản nợ

công, Kiểm toán Nhà nước ngày 10/12/2010

21. Ngô Thế Chi (2012), Nợ công và những tác động của nó đến nền kinh tế, truy cập

ngày 25/3/2013, từ www.ecna.gov.vn

22. Nguyễn Đình Hòa (2007), “Chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong 20 năm đổi mới, lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số tháng 1-2007, tr.7,10.

23. Nguyễn Đình Hòa (2010) “Tái cơ cấu nền kinh tế - Việc làm cấp bách trong giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu 2008 – 2009”, Tạp chí Kinh tế

và Phát triển,số tháng 1-2010, tr.10,15.

24. Nguyễn Đình Hòa (2012), Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 – 2009 và khủng hoảng nợ công tại một số nước Châu Âu dưới góc nhìn kiểm toán, Đề tài khoa học cấp Bộ, Kiểm toán Nhà nước

25. Nguyễn Hữu Phúc (2010), “Vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các khoản nợ công”, tham luận tại Hội thảo Tổ chức kiểm toán đối với việc quản lý và sử dụng các khoản nợ công, Kiểm toán Nhà nước ngày 10/12/2010

26. Nguyễn Ngọc Bảo (2010), “Một số vấn đề về bảo lãnh nợ cho doanh nghiệp trong khuôn khổ nợ công”, tham luận tại Hội thảo Nợ công – Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, 15/9/2010

27. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2002), Luật ngân sách nhà nước, ban hành 16/12/2002

28. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật kiểm toán nhà nước, ban hành 14/6/2005

29. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2009), Luật quản lý nợ công, ban hành 17/6/2009

30. Thịnh Văn Vinh (2010), Một số vấn đề về chiến lược phát triển Kiểm toán nhà nước 2008 - 2015 và tầm nhìn 2020 nhằm không ngừng nâng cao chất lượng Kiểm toán nhà nước truy cập ngày 14/2/2012 từ http://khoaketoan.ufm.edu.vn/

31. Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2013), Quyết định số 689/QĐ- TTg về việc phê duyệt Chương trình quản lý nợ trung hạn 2013 – 2015, ban hành ngày 4/5/2013

32. Trần Văn (2010), Quản lý nợ công và trách nhiệm giám sát của Quốc hội, truy cập ngày 14/2/2011 từ www.vneconomy.vn

33. Trịnh Tiến Dũng (2011), Kinh nghiệm hay về quản lý nợ công, truy cập ngày 25/3/2012, từ www.taichinhdientu.vn

34. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và UNDP tại Việt Nam (10/5/2013), Báo cáo Nợ

công và tính bền vững ở Việt Nam: Quá khứ, hiện tại và tương lai, Hà Nội

35. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2010), Nghị quyết số

927/2010/UBTVQH12 về Chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước đến năm 2020, ban hành ngày19/4/2010

36. Vũ Thanh Hải (2013), Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nợ công tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ,Học viện Tài chính

37. Vũ Thành Tự Anh (2010), Tính bền vững của nợ công ở Việt Nam, truy cập ngày 14/2/2012 từ www.phapluattp.vn

38. Vương Đình Huệ (2011), Tăng cường quản lý hiệu quả nợ công ở nước ta, truy cập ngày 15/2/2012 từ www.tapchicongsan.org.vn

Tài liệu tham khảo nước ngoài

39. Alex Warren and Rodriguer (2010), Crises and Public Debt International Experiences and Lessons for Viet Nam, Workshop Public Debt - International

Experiences and Lessons for Viet Nam, UNDP Viet Nam

40. ASOSAI (2009), Report of Workshop on the Audit of Public Debt, Kuwala Lumpur, Malaysia

41. Bennedict Bingham (2010), Viet Nam: “Fiscal Strategy and Public Debt”,

Workshop Public Debt - International Experiences and Lessons for Viet Nam, Ha Noi 42. Catherine Pattillo, Helene Poirson, and Luca Ricci (2001), External Debt and Growth, IMF

43. IMF (2001), Guidelines for Public Debt Managemen, Washington, USA 44. IMF (2003), External Debt Statistics: Guide for Compilers and Users, USA

45. INTOSAI (2007), Guidelines on Best practice for the Audit of Public/Private Finance and Concesions, Mexico

46. INTOSAI (2007), Lima Agreement, Lima, Peru

47. INTOSAI (2007), Summary and Recommendations on the theme of management, Accountability and Audit of Public Debt, Mexico

48. INTOSAI, (2009) Workshop on the Guidelines for Public Debt Audit, Ukraine 49. Marco Arnone and A ndrea F. Presbitero (2006), External Debt Sustainability and Domestic Debt in Heavily Indebted Poor Countries, Catholic University, Italy 50. Marco Arnone, Luca Bandiera and Andrea F. Presbitero (2002), External Debt Sustainability: Theory and Empirical Evidence, Catholic University, Italy

51. Nouriel Roubini (2001), Debt Sustainability: How to Assess Whether a Country is Insolvent, New York University

52. Peter Hjertholm (2003), Analytical History of Heavily Indebted Poor Country Debt Sustainability Targets, University of Copenhagen.

53. Sandra Svaljek (1999), Public debt boundaries: a review of theories and methods of the assessment of public debt sustainability, truy cập ngày 21/6/2013 từ địa chỉ www.hrcak.srce.hr.

54. The economist (2013), The Economists Intelligence Unit’s global public debt clock, truy cập ngày 21/6/2013 từ địa chỉ www.buttonwood.economist.com

55. UNCTAD (2008), Domestic and external public debt in developing countries,

Một phần của tài liệu Vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong quản lý nợ công ở Việt Nam (Trang 139 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)