Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ ngành khác

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế Việt Nam (Trang 151 - 179)

Trong chương 4, khi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát, có thể thấy các DNNN hoạt động không hiệu quả cũng làm tăng chi phí của toàn xã hội đưa đến tăng mức giá chung trong nền kinh tế, sự phối hợp không đồng bộ giữa CSTT và CSTK làm mất lòng tin của công chúng đối với CSTT của NHNN và tạo ra lạm phát kỳ vọng từ các thành phần tham gia trong nền kinh tế. Chính sách thương mại của Việt Nam hiện nay cũng tạo sự mất cân bằng trong cán cân thương mại luôn tạo ra áp lực phá giá đồng nội tệ đối với NHNN. Từ những kết quả phân tích trên, luận án thấy cần thiến kiến nghị để cải thiện những vấn đề nêu trên, cần có giải pháp đồng bộ cho các vấn đề vĩ mô, vì chỉ một chính sách LPMT sẽ không thể giúp Việt Nam có được một mức lạm phát ổn định trong trung hạn và dài hạn.

a) Kiến nghị với Chính phủ cải tổ các doanh nghiệp nhà nước

Có thể thấy rằng, tình trạng hoạt động kém hiệu quả của các DNNN cũng là nguồn gốc của sự mất cân đối tài chính trong nền kinh tế và là nguồn gốc của việc tăng cung tiền và tạo ra lạm phát. Việc cải tổ lại các DNNN sẽ giúp chúng hoạt động có hiệu quả hơn và không lệ thuộc vào ngân sách nhà nước. Cơ cấu lại trong tình trạng hiện này của các DNNN là chuyển đổi hình thức sở hữu từ nhà nước sang tư nhân. Nhà nước chỉ giữ lại các doanh nghiệp có đặc thù ảnh hưởng đến an ninh và quốc phòng. Nếu nhà nước còn giữ lại quá nhiều các công ty dưới dạng DNNN trong các lĩnh vực kinh doanh có thể đưa đến hiện tượng Nhà nước cạnh tranh trong kinh doanh với doanh nghiệp tư nhân.

Cần xem xét lại các lĩnh vực mà Nhà nước cần phải kiểm soát, các lĩnh vực cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cộng và những mặt hàng đặc biệt như điện, than thì phải duy trì dưới sự kiểm soát của nhà nước. Hiện nay, tại Việt Nam đang duy trì một số lượng lớn các tổng công ty, cần phải xem xét lại, liệu các tổng công ty này có thúc đẩy ngành phát triển hày làm cho mất tính cạnh tranh và tăng lên của sự độc quyền. Liệu các tổng công ty còn tiếp tục bao cấp cho các công ty con kinh doanh thua lỗ trong tổng công ty và Nhà nước

142 phải hỗ trợ các tổng công ty khi các tổng công ty kinh doanh thua lỗ. Liệu các tổng công ty có thể trở thành nhân tố cản trở quá trình cải tổ và cổ phần hóa các DNNN.

Chính phủ không nên thành lập các tổng công ty trong các lĩnh vực mà các doanh nghiệp tư nhân có thể hoạt động tốt. Các tổng công ty nên hướng đến những mục tiêu là chính sách công cộng, nơi mà không hấp dẫn các doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp tư nhân không có khả năng làm. Một số ngành không nhất thiết phải có tổng công ty như nhựa, da giầy, sành sứ thủy tinh, lương thực, thủy sản.

Khi mà cốt lõi của vấn đề là sở hữu nhà nước vẫn không thay đổi thì khó có thể giải quyết được các vấn đề của DNNN, nền kinh tế hoạt động vẫn kém hiệu quả, nguy cơ lạm phát vẫn tiềm ẩn và có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, nếu tư nhân hóa được tiến hành quá mạnh mẽ có thể dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng và phá vỡ cân bằng của nền kinh tế, bài học cho Việt Nam là diễn biến tại Đông Âu và Trung Quốc trong thời gian qua. Tư nhân hóa dần dần từng bước một là giải pháp tối ưu cho nền kinh tế Việt Nam. Đề làm được việc này, Chính phủ nên:

- Xóa bỏ quy định mức trần nắm giữ cổ phiếu doanh nghiệp của Nhà nước.

- Nâng cao tính minh bạch trong các DNNN bằng các kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập.

- Giao việc bán cổ phần cho các trung gian tài chính thông qua bán đấu giá thay cho việc tự bán hay bỏ thầu nội bộ.

- Thành lập một quỹ bảo hiểm xã hội hoặc phúc lợi xã hội giành cho những người thất nghiệp tự nguyện hoặc thất nghiệp có nguyên nhân từ cải tổ DNNN.

- Giải quyết hoàn toàn vấn đề nợ khó đòi và nợ lưu ký của các DNNN.

b) Kiến nghị hoàn thiện chính sách tài khóa

Cuối những năm 80 của thế kỷ XX, tình hình tài chính của Việt Nam rất yếu, chính sách tài kháo yếu là nguồn gốc cơ bản của lạm phát. Mục tiêu đầu tiên của việc hoàn thiện chính sách tài khóa là loại bỏ việc tài trợ bằng tiền cho ngân sách nhằm mục đích kiềm chế lạm phát và hướng hoạt động ngân sách đến tập trung cho hàng hóa công cộng và tái phân phối thu nhập.

Với nguồn thu hạn hẹp, Chính phủ vừa phải tập trung xóa đói giảm nghèo, tái cơ cấu và đầu tư cho cơ sở hạ tầng đê thu hút vốn đầu tư nươc ngoài và tạo điều kiện cho các đầu tư tư nhân. Trong khi vẫn phải giữ cho các khoản nợ của khu vực công cộng ở mức kiểm soát được, thì chi phí cho cơ cấu lại các DNNN và hệ thống ngân hàng là không hề nhỏ. Cam kết tăng lương hàng năm cho công chức nhà nước cũng là gánh nặng đối với ngân sách (01/07/2013 tăng thêm 100.000VND cho lương cơ bản, ngân sách cần thêm 20.700 tỷ đồng theo Bộ tài chính).

143 Bộ Tài chính cho biết, tổng số dư nợ công Việt Nam trong 2 năm 2010 và 2011 tương đương 56,3% GDP và 54,9% GDP. Nợ nước ngoài của quốc gia tương đương với 42,2% GDP năm 2010 và 41,5% GDP năm 2011. Mức dư nợ như vậy vẫn có thể kiểm soát được, nhưng nó có thể sẽ tăng lên trong những năm tiếp theo. Trong những năm tới, do nhu cầu đầu tư phát triển, trong đó có đầu tư cho cơ sở hạ tầng tiếp tục tăng lên, nợ công dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng nhưng mức tăng này đã được dự báo và được cụ thể hoá trong Nghị quyết số 10/2011/QH13 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015, theo đó dư nợ công tới năm 2015 không quá 65% GDP. Sự ổn định của nợ khu vực công cộng phụ thuộc chặt chẽ vào chính sách thuế và hiệu quả của hệ thống thuế, nợ của các DNNN không tiếp tục tăng. Chính sách tài khóa bao gồm hai phần là thu và chi ngân sách, để cải thiện tình hình tài chính thì phải tăng cường được các nguồn thu và hạn chế các khoản chi lãng phí. Phần chi ngân sách cần hoàn thiện những phần sau:

- Đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa chi đầu tư và chi thường xuyên

- Ban hành cơ chế cho phép các doanh nghiệp sử dụng vốn trên thị trường tài chính để xây dựng cơ bản, không nên trông đợi quá nhiều vào ngân sách nhà nước.

- Tăng cường kiểm tra và kiểm soát các khoản chi nhằm hạn chế những tiêu cực phát sinh trong chi ngân sách.

- Cải tổ và tinh giảm bộ máy hành chính theo hướng gọn nhẹ và hiệu quả nhằm giảm bớt các khoản chi vãng lai cho việc duy trì bộ máy cồng kềnh kém hiệu quả.

- Chuẩn hóa trình độ công chức và áp dụng công nghệ hiện đại vào quản lý để đẩy nhanh quá trình xử lý công việc và tiết kiệm chi phí hành chính cho ngân sách.

- Xóa bỏ hoàn toàn bao cấp cho các DNNN thông qua các quỹ hỗ trợ phát triển hoặc ngân hàng chính sách.

Cải cách thuế đã đóng góp đáng kể vào tăng thu nhập ngân sách, tuy nhiên, hệ thống thuế hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều nhược điềm cần khắc phục để tạo ra thêm nguồn thu cho ngân sách[38].

Cần có sự phối hợp giữa NHNN và Bộ tài chính trong việc xây dựng và điều hành chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và những vấn đề kinh tế vĩ mô khác. Ngày 29/02/2012, NHNN và Bộ tài chính đã ký quy chế phối hợp công tác và trao đổi thông tin giữa hai bên.

Nên xây dựng cân đối ngân sách một cách tích cực và hiệu quả, không nên để bội chi ngân sách quá lớn (lớn hơn 5%GDP), bội chi ngân sách là nguyên nhân chính gây ra lạm phát tại Việt Nam.

c) Kiến nghị đổi mới chính sách thương mại

Toàn cầu hóa và tự do thương mại là xu hướng của thế ký XXI, các hiệp định mậu dịch tự do song phương và khu vực xuất hiện ngày càng nhiều đã thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới. Quá trình phân công lao động quốc tế dưới sự

144 dẫn dắt của các công ty đa quốc gia hình thành nên chuỗi giá trị toàn cầu. Sự phát triển của công nghệ Logistic đã làm cho ranh giới giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế thu hẹp cả về không gian và thời gian. Một sản phẩm được sản xuất ra không chỉ phải cạnh tranh với sản phẩm cùng loại trong nước mà còn phải cạnh tranh với các sản phảm tương tự trên thế giới. Vì thế, chiến lược thay thế các sản phẩm nhập khẩu bằng những sản phẩm tự sản xuất được trong nước hoặc công nghiệp hóa hướng đến xuất khẩu sẽ không thể tồn tại trong tương lai. Nhiều quốc gia đã phát triển công nghiệp trên cơ sở tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, họ không sản xuất ra một sản phẩm hoàn chỉnh mà chỉ sản xuất một chi tiết trong sản phẩm. Điều này giúp khai thác tối đa thế mạnh của một quốc gia và điều này làm cho các quốc gia sẽ phụ thuộc lẫn nhau trong phát triển kinh tế.

Để xây dựng một khung chính sách thương mại mới phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế thế giới cần có sự phối hợp giữa Bộ Công thương và các Bộ, Ban ngành chức năng có liên quan. Trong thời gian tới nguồn thu từ thuế nhập khẩu sẽ giảm, do Việt Nam sẽ thực hiện tiến trình giảm thuế nhập khẩu các mặt hàng theo đúng lộ trình gia nhập WTO và khối mậu dịch tự do các nước ASEAN. Hình 5.2 dưới đây sẽ cho thấy được toàn cảnh xuất nhập khẩu và cán cân thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn 2005 đến 2012.

Hình 5-3: Kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại (nguồn: TCHQ)

Chính sách xuất nhập khẩu cần bám sát yêu cầu đổi mới, phát triển công nghệ, kỹ năng quản lý để nâng cao giá trị sản phẩm, thâm nhập được vào chuỗi giá trị toàn cầu. Vì khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO và ký kết các hiệp định thương mại song phương hoặc đa phương với các quốc gia khác thì sẽ phải thực hiện đầy đủ các điều khoản đã ký kết đó. (Trong phụ lục 8 có thể thấy được tỷ trọng của những loại hàng hóa xuất và nhập khẩu tại Việt Nam)

145 Có thể thấy các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đa phần là hàng hóa có giá trị thấp do chủ yếu dựa vào khai thác các yếu tố sẵn có về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động rẻ.

Việt Nam mới chỉ chú trọng về chỉ tiêu số lượng, chưa coi trọng chất lượng xuất nhập khẩu. Ngoài ra, những ảnh hưởng tiêu cực của xuất, nhập khẩu đối với xã hội và môi trường cũng chưa được quan tâm đầy đủ. Để phục vụ cho việc phát triển bền vững trong giai đoạn 2011 đến 2020 đòi hỏi cần có những chính sách xuất nhập khẩu phù hợp được xây dựng trên cơ sở khoa học có tính đến sự cân bằng hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế, xã hội và môi trường. Bộ Công thương cần phối hợp với Bộ Tài chính để:

- Thực hiện đơn giản hóa các mức thuế. - Mở rộng diện chịu thuế.

- Tiếp tục hỗ trợ sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ nông sản.

- Tăng cường xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường xuất khẩu. - Hoàn thiện hệ thống pháp lý.

146

Kết luận chương 5

Trong chương 5 luận án đã trình bày chính sách của Đảng và Chính phủ trong việc điều hành nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn từ 2011 đến 2020. Tiếp theo là những khuyến nghị và giải pháp mà tác giả đưa ra sau khi phân tích thực trạng mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái trong chương 3 và chương 4.

- Đề nghị áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu, từ đó xây dựng chính sách tiền tệ với mục tiêu hướng đến mức lạm phát mục tiêu là 6% với biên độ dao động là 2%. Xây dựng niềm tin của công chúng với VND thông qua những cam kết của NHNN từ đó giúp ổn định tỷ giá và giảm dần hiện tượng đô la hóa trong nền kinh tế.

- Kiến nghị với Chính phủ tái cơ cấu lại các DNNN, bằng cách đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các DNNN.

- Đề xuất tái cơ cấu lại NHNN, xây dựng NHNN thành NHTƯ hiện đại theo các tiêu chuẩn quốc tế như: độc lập trong việc lựa chọn các công cụ của CSTT.

- Hoàn thiện chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối.

- Hoàn thiện chính sách tài khóa, thu và chi ngân sách hợp lý, hạn chế bội chi ngân sách. Có sự phối hợp giữa Bộ Tài chính và NHNN khi xây dựng và điều hành CSTT và CSTK.

- Hoàn thiện và đổi mới chính sách thương mại, kiến nghị Bộ Công thương xây dựng lại chính sách thương mại trong điều kiện hội nhập toàn cầu, để Việt Nam có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Những đề xuất và kiến nghị trong chương 5 nhằm giúp nền kinh tế hoạt động hiệu quả hơn, để từ đó có thể hạn chế việc tăng cung tiền không cần thiết từ NHNN, qua đó giúp kiềm chế lạm phát, điều này sẽ làm cho các chỉ số vĩ mô của Việt Nam ổn định hơn. Có thể kết luận, sự ổn định của lạm phát và tỷ giá sẽ tạo được niềm tin trong công chúng đối với VND, hướng tới từng bước chuyển sang chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết phù hợp với thị trường tài chính quốc tế.

147

KẾT LUẬN

Khi đã hội nhập với nền kinh tế thế giới, Việt Nam sẽ có được nhiều cơ hội và thách thức khác nhau trước các diễn biến của nền kinh tế thế giới. Cơ hội mở rộng hợp tác kinh tế và tiếp cận các thành quả của khoa học, các nguồn vốn từ thị trường tài chính quốc tế được mở ra với Việt Nam. Bên cạnh đó cũng sẽ có những thách thức, do Việt Nam là một nền kinh tế nhỏ và mới mở của nên kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại quốc tế còn hạn chế. Vì thế, để thích ứng với hoàn cảnh hiện tại Việt Nam cần xây dựng cho mình chính sách tiền tệ hợp lý nhất để có thể định hướng được nền kinh tế. Lạm phát và tỷ giá hối đoái là hai biến số vĩ mô quan trọng đối với Việt Nam, mức lạm phát bao nhiêu là hợp lý, để nó không tác động tiêu cực đến tỷ giá hối đoái. Một CSTT hợp lý sẽ cho ra một chế độ tỷ giá phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế giảm thiểu rủi ro do các cú sốc từ bên ngoài gây ra cho nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế.

Những điểm mới mà luận án đã đạt được là:

- Luận án đã tổng hợp được diễn biến của lạm phát và chính sách tỷ giá tại Việt Nam trong thời gian từ năm 2000 đến 2012, đây là thời điểm diễn ra nhiều biến động nhất trong gần 30 năm đổi mới tính từ 1986 tại Việt Nam.

- Thứ hai là nghiên cứu được những tác động của lạm phát đối với tỷ giá hối đoái bằng cả hai phương pháp định tính và định lượng. Tìm hiểu kinh nghiệm thực tế của các

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế Việt Nam (Trang 151 - 179)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)