Khái niệm và mục tiêu của chính sách tỷ giá hối đoái

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế Việt Nam (Trang 53 - 54)

Chính sách tỷ giá hối đoái luôn song hành cùng chính sách tiền tệ của mỗi quốc gia, nó bao gồm các hoạt động của chính phủ thông qua cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái và hệ thống các công cụ can thiệp nhằm đạt được một mức tỷ giá hối đoái nhất định, để có thể tác động tích cực đến hoạt động xuất nhập khẩu tại quốc gia đó, đây là cách mà chính phủ hoặc NHTƯ sử dụng để tác động vào đồng nội tệ và can thiệp vào thị trường ngoại hối.

Tỷ giá hối đoái là một biến số tác động tương đối lớn đến nền kinh tế, đặc biệt là các quốc gia lấy xuất khẩu làm động lực tăng trưởng. Vì vậy, trong xu thế toàn cầu hóa và tự do thương mại, các quốc gia luôn sử dụng tỷ giá hối đoái như một công cụ hữu hiệu để điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại quốc gia đó[34;42].

Một chính sách tỷ giá hối đoái cần phải được nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc thiết lập một cái neo rõ ràng và đáng tin cậy nhằm ổn định mức giá trong nước và ổn định thị trường tài chính. Thêm vào đó, chính sách tỷ giá hối đoái cũng phải chú trọng đến việc duy trì khả năng cạnh tranh quốc tế cho hàng hóa xuất khẩu, vì thế nó cũng gắn với các biến số về tăng trưởng kinh tê. Từ đấy có thể khái quát mục tiêu của chính sách tỷ giá hối đoái như sau:

- Ổn định sức mua của đồng nội tệ: nếu giả định các yếu tố khác không đổi, thì khi tỷ giá hối đoái tăng, sẽ làm cho hàng hóa nhập khẩu trở nên đắt hơn và làm cho mặt bằng giá cả chung của nền kinh tế tăng, đây là một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát. Điều này có thể thấy được từ công thức dưới đây, nếu gọi P là mức giá cả chung của nền kinh tế, thì P được tính như sau

(1 ). . *

D

44 Trong đó: α là tỷ trọng hàng hóa sản xuất tiêu dùng trong nước (non – traded products)

(1-α) là tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu E là tỷ giá hối đoái

PD là mức giá hàng hóa sản xuất trong nước tính bằng nội tệ P* là giá hàng hóa nhập khẩu

Với giả định các yếu tố khác là không đổi, thì khi NHTƯ nâng giá nội tệ hay phá giá nội tệ sẽ tác động đến mức giá chung của nền kinh tế. Khi lạm phát tăng cao khiến cho sức mua của đồng nội tệ giảm, nếu như tỷ giá hối đoái không đổi, sẽ đưa đến áp lực làm cho hàng hóa trong nước đắt hơn hàng hóa bên ngoài, điều đó làm cho nhập khẩu tăng và làm mất cân bằng cán cân thương mại, tiếp theo sẽ là thiếu hụt ngoại tệ. Để không diễn ra tình trạng này, thì bắt buộc phải có sự thay đổi của tỷ giá hối đoái, chính xác trong trường hợp này là sự điều chỉnh giảm giá của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ.

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua tăng cường xuất khẩu: với giả định các điều kiện khác không đổi, khi NHTƯ phá giá đồng nội tệ sẽ kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Điều này trực tiếp làm tăng thu nhập quốc dân, từ công thức dưới đây có thể thấy được điều này

Y = C + I + G + (X – M) (12)

Trong đó: Y là thu nhập quốc dân, I là đầu tư, C là tiêu dùng, G là chi tiêu của chính phủ, X là xuất khẩu và M là nhập khẩu.

Tuy nhiên, để có được điều này thì cần có những điều kiện tiên quyết trong nền kinh tế như năng lực sản xuất hàng xuất khẩu, hàng thay thế hàng nhập khẩu và thị trường cho hàng xuất khẩu.

- Cân bằng cán cân thương mại: tỷ giá hối đoái là một công cụ vĩ mô để điều tiết cán cân thương mại quốc tế theo mục tiêu đã định trước của một quốc gia. Việc thay đổi tỷ giá hối đoái sẽ làm ảnh hưởng đến các lĩnh vực, các doanh nghiệp có thu chi ngoại tệ, từ đó ảnh hưởng đến nền kinh tế. Với chính sách định giá đồng nội tệ thấp có thể giúp đưa cán cân thương mại từ trạng thái thâm hụt về cân bằng thông qua tăng cường xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Mặt khác, khi chính sách tỷ giá hối đoái định giá đồng nội tệ cao thì sẽ có tác dụng ngược lại đối với cán cân thương mại. Tuy nhiên, chính sách tỷ giá hối đoái thường chỉ liên quan đến khối lượng xuất nhập khẩu mà không liên quan đến giá trị xuất nhập khẩu[42].

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế Việt Nam (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)