Tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế Việt Nam (Trang 66 - 68)

Trên phương diện lý thuyết thì tỷ giá hối đoái, lạm phát, chính sách thương mại là những nhân tố tác động đến xuất nhập khẩu của một quốc gia, trong đó có thể coi tỷ giá hối đoái là nhân tố tác động chính. Khi các yếu tố khác không đổi, đồng nội tệ tăng giá làm cho hàng hóa trong nước trở nên đắt tương đối so với hàng hóa nước ngoài, điều này sẽ khuyến khích nhập khẩu hàng hóa nước ngoài và hạn chế xuất khẩu hàng hóa trong nước đưa đến xuất khẩu ròng giảm. Ngược lại, đồng nội tệ giảm giá sẽ tạo điều kiện cho xuất khẩu hàng hóa trong nước và hạn chế nhập khẩu hàng hóa nước ngoài.

57 Nếu NHTƯ thực hiện phá giá tiền tệ, liệu hành động này của NHTƯ có giúp tăng quy mô xuất khẩu và cải thiện được cán cân thương mại (CCTM). Có thể thấy rằng, giá cả hàng hóa không co giãn trong ngắn hạn, khi phá giá tiền tệ là cho tỷ giá hối đoái thực tăng, điều này sẽ kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, tăng tính cạnh tranh trong thương mại quốc tế. Thực chất, điều này không phải bao giờ cũng đúng, để thấy được điều này diễn ra khi nào thì cần kiểm tra điều kiện Marshall – Lerner. Cán cân thương mại tính bằng nội tệ được tính như sau:

. . f.

d Q Q

TBP XE P M (14)

Trong đó, TB là cán cân thương mại tính bằng nội tệ, Pdlà mức giá nội địa, XQ

khối lượng hàng hóa xuất khẩu, E là tỷ giá hối đoái danh nghĩa, Pf là mức giá nước ngoài và MQlà khối lượng hàng nhập khẩu.

.

d Q

P X là giá trị hàng hóa xuất khẩu tính bằng nội tệ gọi là X. Trong khi, P Mf. Qlà giá trị hàng nhập khẩu tính bằng ngoại tệ gọi là M. Lúc này ta có

TB = X – E.M (15) lấy đạo hàm hai về theo E sẽ được:

dTB = dX – EdM – MdE (16) chia cả hai vế của phương trình này cho dE sẽ được:

dTB dX dM dE E M dEdEdEdE

Lúc này sẽ có thêm hai khái niệm:

- Co giãn của cầu hàng hóa xuất khẩux là phân trăm thay đổi của giá trị hàng xuất khẩu khi tỷ giá thay đổi 1% và

/ / x dX X dE E   tiếp theo có dX x dE X. E  

- Co giãn của cầu hàng hóa nhập khẩu M là phân trăm thay đổi của giá trị hàng nhập khẩu khi tỷ giá thay đổi 1% và

/ / M dM M dE E    tiếp theo có dM M dE M. E   

Kết hợp hai hệ số co giãn vừa nhận được thì sẽ cho kết quả là

.

x M

dTB X

M M

dE  E   (17) nếu lấy M làm thừa số sẽ có

. x 1 M X dTB M dE EM           

58 Nếu tại thời điểm ban đâu có CCTM ở trạng thái cân bằng nghĩa là

X – EM = 0 (18) khí đó:

 

. x M 1

dTB M

dE     (19) và chỉ khi xM 1> 0 thì phá giá tiền tệ sẽ giúp cải thiện cán cân thương mại.

Có thể thấy, với điểm xuất phát là trạng thái cân bằng cán cân thương mại, thì phá giá tiền tệ chỉ hỗ trợ cho xuất khẩu, khi tổng độ co giãn của cầu nước ngoài đối với hàng xuất khẩu với độ co giãn của cầu hàng hóa trong nước đối với hàng nhập khẩu lớn hơn 1, tức là xM 1. Ngược lại nếu xM 1 thì phá giá tiền tệ không hỗ trợ xuất khẩu.

Goldstein và Kahn (1985)[89] cho rằng tổng hệ số co giãn trong dài hạn luôn lớn hơn 1, còn trong ngắn hạn (dưới 6 tháng) thì tổng hệ số co giãn có xu hướng tiến đến 1. Các nhà nghiên cứu đều có chung nhận xét hệ số có giãn xuất khẩu và nhập khẩu trong ngắn hạn nhỏ hơn trong dài hạn.

Tỷ giá hối đoái đóng vai trò chính trong thương mại quốc tế, nó cho phép so sánh giá cả của các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất tại các quốc gia khác nhau. Giá của hàng hóa xuất khẩu của một quốc gia sẽ được tính theo giá của nước nhập khẩu nếu biết tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của hai quốc gia đó. Vì thế, tỷ giá hối đoái được sử dụng để điều tiết hoạt động xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa của một quốc gia có nền kinh tế mở cửa hội nhập.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế Việt Nam (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)