Các nguyên nhân gây ra lạm phát từ bên trong

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế Việt Nam (Trang 99 - 104)

90  Đầu tư công kém hiệu quả: trong thời gian vừa qua để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Chính phủ đã có kế hoạch nâng cấp cơ sở hạ tầng đất nước, điều này dẫn đến liên tục bội chi ngân sách trong nhiều năm. Nguồn thu ngân sách không đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu của Chính phủ. Vay nợ là một trong những giải pháp mà chính phủ lựa chọn để bù đắp thâm hụt ngân sách. Phần lớn nguồn vay nợ của Chính phủ là vay nợ nước ngoài trong dài hạn. Chính phủ thực hiện chính sách tài khóa nới lỏng đã kích thích sản xuất kinh doanh phát triển, nền kinh tế dần lấy lại được tốc độ tăng trưởng cao nhưng kéo theo đó CPI cũng gia tăng.

Hình 4-2: Thâm hụt ngân sách, vay nợ trong nước, vay nợ nước ngoài (nguồn: BTC, TCTK)

Vốn đầu tư chảy vào nền kinh tế chủ yếu thông qua kênh dẫn là các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và dự án đầu tư do nhà nước quản lý. Đầu tư nhiều song hiệu quả thấp cộng với tình trạng lãng phí, tham nhũng, thất thoát tài sản nhà nước, đầu tư sai mục đích đã và đang là những nhân tố đẩy giá thành sản phẩm của khu vực doanh nghiệp nhà nước lên cao và kéo theo việc tăng chi phí đầu vào của cả nền kinh tế.

Đầu tư dàn trải, tràn lan ngày càng phổ biến, nhiều tập đoàn nhà nước bành trướng sang các lĩnh vực ngân hàng và bất động sản đã và đang làm tăng chi tiền của nhà nước vào lĩnh vực lưu thông song không đem lại hiệu quả vì đây là các lĩnh vực đầu tư hoàn toàn mới và không phải là sở trường của các tập đoàn này (đầu tư ngoài ngành). Số dự án đầu tư tăng nhanh qua các năm không tương xứng với tốc độ tăng trưởng của vốn đầu tư. Nhiều dự án chưa đủ thủ tục cũng được cấp vốn và nhiều dự án không có vốn cũng cho triển khai, nhiều dự án công trình kéo dài do thiếu vốn, thậm chí không theo kế hoạch. Phân bổ nguồn vốn dàn trải dẫn đến tình trạng mất cân đối giữa nhu cầu và khả năng, tình hình nợ đọng rất lớn, số lượng dự án đầu tư dở dang cao, công trình chậm đưa vào sản xuất sử dụng gây lãng phí lớn.. Chỉ số ICOR của Việt Nam cao hơn các quốc gia trong khu vực theo thống kê của NHNN, điều này cho thấy cung tiền cho đầu tư tăng nhanh hơn so với kết quả đạt được từ đầu tư tại Việt Nam so với các quốc gia khác trong khu vực. Có thể thấy việc đầu tư công không hiệu quả của các DNNN, đưa đến giá sản phẩm của các

91 doanh nghiệp này tăng cao và là một phần làm tăng mực giá chung của nền kinh tế. Điều này có thể xếp vào nhóm nguyên nhân gây ra chi phí đẩy trong nền kinh tê.  Chính sách tiền tệ: do CSTT của chính phủ thường có độ trễ nhất định đối với nền

kinh tế. Chính vì thế mà CSTT theo hướng kích cầu của chính phủ trước đây sau một khoảng thời gian nhất đinh mới có thể phát huy “hiệu quả” của nó. CSTT kích cầu mà chính phủ áp dụng có tác dụng khơi thông dòng vốn, kích thích tiêu dùng của các tầng lớp dân cư và làm tăng tổng cầu, cũng từ chính sách đó mà lượng tiền trong lưu thông tăng lên. Trong năm 2000, khi NHNN bãi bỏ lãi suất trần, chuyển sang điều hành theo lãi suất cơ bản, tạo điều kiện cho cung - cầu về vốn theo cơ chế thị trường và các NHTM chủ động hơn trong kinh doanh. Và vào ngày 24/5/2001 TTCP ban hành Nghị quyết số 05/NQ-CP quy định lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước giảm xuống còn 5,4%/năm. Riêng lãi suất cho vay ngân hàng phục vụ người nghèo đối với khu vực III là 5,4%/năm và đối với khu vực khác là 6%/năm. Lãi suất tiền gửi của hệ thống ngân hàng cũng liên tục giảm xuống đến mức thấp. Nền kinh tế có nhiều tiền hơn và việc cấp tín dụng đơn giản hơn, qua đó thúc đẩy tiêu dùng trong nền kinh tế mạnh hơn. Chính sách kích cầu trong giai đoạn này và việc duy trì chính sách kích thích tương đối liên tục trong những năm sau đó, một mặt giúp nền kinh tế lấy lại phần nào đà tăng trưởng, nhưng mặt khác đã tích tụ những mầm mống gây ra lạm phát cao bắt đầu bộc lộ từ giữa năm 2007.

Gần đây nhất khi đứng trước những tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính toàn cầu và ngăn chặn suy giảm kinh tế. Từ đầu năm 2009, chính phủ đã đưa ra gói kích thích kinh tế. Gói kích thích kinh tế đã triển khai được phân thành các phần:

- Gói hỗ trợ lãi suất 4%,

- Gói hỗ trợ tiêu dùng bao gồm miễn thuế thu nhập cá nhân và hỗ trợ người nghèo ăn Tết,

- Gói hỗ trợ đầu tư bao gồm miễn, giảm, giãn thuế doanh thu, thuế VAT cho các doanh nghiệp và cho nông dân vay vốn không lãi suất để mua thiết bị, máy móc sản xuất công nghiệp,

- Đầu tư công bao gồm xây dựng kết cấu hạ tầng, nhà ở cho sinh viên và khu chung cư cho người thu nhập thấp.

Về cơ bản, gói kích thích kinh tế này đã đạt được mục tiêu đề ra là ngăn chặn được đà suy giảm kinh tế, góp phần quan trọng làm cho hệ thống ngân hàng cải thiện được tính thanh khoản và duy trì khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả trên, gói kích thích kinh tế đã bộc lộ nhiều tồn tại và hệ lụy. Đó là việc thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất cùng với việc thực hiện chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ nới lỏng làm cho tổng phương tiện thanh toán và tín dụng tăng ở mức cao gây nguy cơ tái lạm phát, gây đột biến trên

92

thị trường ngoại hối, thị trường vàng, thị trường bất động sản. Góp phần đẩy lạm phát lên cao trong thời gian vừa qua.

Chính sách tiền tệ kích cầu của Chính phủ đã gây ra hiện tương lạm phát cầu kéo trong nền kinh tế, tổng cầu tăng nhờ tăng cung tiền từ phía chính phủ trong khi tổng cung tăng chậm hơn, dẫn đến mức giá chung tăng[29].

 Chính sách mở cửa nền kinh tế của Việt Nam: với những thành tựu phát triển kinh tế nổi bật cùng với chính sách khuyến khích đầu tư, trong những năm qua, Việt Nam trở thành điểm đến lý tưởng của các nhà ĐTNN. Lượng vốn của các nhà ĐTNN vào Việt Nam liên tục ở mức cao thông qua kênh đầu tư trực tiếp và gián tiếp.

Việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào 11/2006 mở ra một thời kỳ hội nhập sâu rộng chưa từng có, khiến mức độ giao lưu thương mại và đầu tư quốc tế tăng vọt, làm dòng vốn vào (cả đầu tư trực tiếp lẫn gián tiếp) tăng mạnh. Kéo theo lượng ngoại tệ trong lưu thông tăng cao. Vì thế, để giữ được sức mạnh cạnh tranh trong xuất khẩu. Chính phủ Việt Nam đã lựa chọn biện pháp can thiệp bằng thị trường mở, NHNN đưa ra lượng tiền VND rất lớn để mua ngoại tệ. Điều này khiến cho dự trữ ngoại hối của Việt Nam tăng trưởng hơn 100%. Dự trữ ngoại tệ tăng quá nhanh làm cho lượng cung ứng tiền tệ theo nghĩa rộng hàng năm phải tăng 20-30%, thúc đẩy vật giá trong nước tăng cao. Đến tháng 8 năm 2007, lạm phát ở Việt Nam lần đầu tiên ở mức 2 con số kể từ tháng 4 năm 2004.

Do lạm phát bắt đầu tăng mạnh từ tháng 8/2007. Vì thế, đến tháng 10 năm 2007, Việt Nam bắt đầu nới lỏng việc khống chế tỷ giá hối đoái, cho phép đồng Việt Nam tăng giá. Kết quả, đồng Việt Nam đã tăng giá rất mạnh, nhập siêu trong 5 tháng đầu năm 2008 bằng cả năm 2007. Do đó, khi đồng tiền tăng giá, Việt Nam không tránh được quy luật chung là tỷ giá danh nghĩa không tăng nhưng thực tế có tăng. Điều này không những không giải quyết được tình trạng thâm hụt trong cán cân thương mại, mà còn tác động làm bùng nổ cao trào bán tháo đồng Việt Nam. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn vốn mà lâu nay Việt Nam vẫn dựa vào để bù đắp nhập siêu. Đó là cách làm tương đối chắc chắn, song ĐTNN tăng quá nhanh sẽ làm cho nền kinh tế phát triển quá nóng và gia tăng áp lực lạm phát. Năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ nổ ra làm cho thị trường chứng khoán toàn cầu bị giảm mạnh trong đó có cả thị trường chứng khoán Châu Á. Vốn nước ngoài giảm sút mạnh, các nhà đầu tư lo sợ rút vốn về nước. Việt Nam Đồng bị bán tháo, đầu tư nước ngoài trực tiếp nhanh chóng giảm sút về số lượng. Lạm phát tại Việt Nam trong thời kỳ này cho thấy Chính phủ phải thận trọng trong việc mở cửa đối với vốn đầu tư nước ngoài. Bất kể là thu hút vốn dài hạn hoặc ngắn hạn của nhà ĐTNN đều phải thích hợp với trình độ phát triển kinh tế và sức chịu đựng của thị trường. Đây có thể coi là hiện tượng chi phí đẩy và thay đổi cơ cấu kinh tế, đầu tư nước ngoài sẽ tạo ra một khu vực có mức lương cao hơn mức lương chung của nền kinh tế, dẫn

93

đến việc làm một bộ phận trong nền kinh tế sẵn sàng trả mức giá cao hơn so với mức giá chung cho một mặt hàng. Có thể thấy nguyên nhân thực chất của lạm phát trong giai đoạn này là từ việc NHNN tăng cung tiền để mua ngoại tệ vào trong năm 2007.

 Yếu tố tâm lý và đầu cơ: giá cả của một số mặt hàng (đặc biệt là các mặt hàng độc quyền) ở Việt Nam tăng chưa hẳn là do chi phí đầu vào tăng cao mà do việc quản lý điều hành vĩ mô chưa thật tốt, các doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng này và những doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm khác lợi dụng để đầu cơ và tăng giá những sản phẩm của mình. Điều này đã gây thiệt hại kinh tế cho người tiêu dùng, giảm sự công bằng và cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, thậm chí còn làm suy giảm lòng tin, độ tín nhiệm của người tiêu dùng và những thành phần khác tham gia kinh doanh trong nền kinh tế vào năng lực điều hành của chính phủ. Có một thực tế là trong một số lĩnh vực sản xuất, dịch vụ mà DNNN chiếm thị phần lớn, đã xuất hiện hành vi độc quyền và lợi dụng vị trí độc quyền thống lĩnh thị trường để cạnh tranh không lành mạnh. Những việc làm không có lợi cho nền kinh tế đã xuất hiện như áp đặt giá cả, ép giá khi thu mua, tăng hoặc giảm giá thiếu căn cứ, lũng đoạn thị trường do mình độc quyền. Đây chính là những nguyên nhân gây lên hiện tượng chi phí đẩy trong nền kinh tế.

 Thu nhập quốc dân: thu nhập của người dân trong những năm vừa qua luôn tăng lên đã một phần làm tăng tổng cầu và mặt khác tạo tâm lý tăng giá các mặt hàng tiêu dùng khác. Mức lương tăng nhanh hơn so với năng suất lao động cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng mức giá chung, đây là một dạng chi phí đẩy trong nền kinh tế.

Bảng 4-5: Mức lương tối thiểu trong cơ quan nhà nước (đvt: 1000đ)

Năm 1999 2001 2003 2005 2006 2008 2009 2010 2011 2012

Mức lương 180 210 290 350 450 540 650 730 850 1050

Có thể thấy từ năm 2001 đến năm 2011, mức lương cơ bản đã tăng gấp 4 lần, tuy nhiên năng suất lao động không tăng nhanh được như vậy. Do đó, việc tăng cung tiền trong trường hợp này là không thể tránh khỏi, và đây cũng là một nguyên nhân gây ra lạm phát chi phí đẩy trong nền kinh tế Việt Nam[49].

 Vai trò điều hành của Ngân hàng Nhà nước: NHNN chưa chủ động và đôi khi quá tin tưởng vào chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát của mình. Sự chưa chủ động này một phần là do NHNN chưa hoàn toán độc lập và không tự chủ được trong việc quyết định và thực thi chính sách tiền tệ. Thường trước khi thông qua một quyết định nào đó, NHNN phải xin phép hoặc hỏi ý kiến Chính Phủ. Điều này dẫn đến sự chậm trễ trong triển khai chính sách tiền tệ, trong khi đó chính sách tiền tệ luôn có một độ trễ nhất định. Bên cạnh đó, do công tác dự báo yếu kém cộng với sự chậm trễ trong việc công bố các chỉ tiêu kinh tế nên khi hiện tượng lạm phát có

94 khuynh hướng bùng phát nhanh thì NHNN không thể có chính sách đối phó kịp thời. Điều này sẽ tạo ra hiện tượng lạm phát kỳ vọng trong công chúng, khi họ luôn có suy nghi rằng NHNN không thể giữ ổn định được lạm phát ở một mức độ nhất định.

 Sự tăng giá của năng lượng đầu vào phục vụ sản xuất kinh doanh: xăng và điện là hai nguồn nhiên liệu có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và tiêu dùng. Chính vì thế mà việc tăng giá xăng dầu và tăng giá điện sẽ tác động lớn và làm tăng giá hầu hết các mặt hàng khác trong nền kinh tế. Nhưng việc Chính phủ tăng giá xăng là một việc khó có thể tránh được. Giá xăng dầu trên thế giới tăng và Việt Nam là một nước nhập cảng xăng dầu nhiều hơn gấp bội lượng xăng dầu xuất khẩu. Tiếp theo, Nghị Quyết số 11/NQ-CP ban hành ngày 24/2/2011, đã cho phép tăng giá xăng dầu trong nước cho phù hợp với giá xăng dầu thế giới và giá điện trong nước theo cơ chế thị trường. Tính riêng trong năm 2011, giá xăng dầu đã được điều chỉnh tăng 2 lần: một lần vào ngày 24/2/2011, khi giá xăng tăng từ 16.400 đồng lên 19.300 đồng và lần thứ 2 được điều chỉnh tăng thêm 2.000đ - 2.800đ/lít lên mức 21.300 đồng đối với xăng A92. Điện được điều chỉnh tăng 15,28% từ 1/3/2011 góp phần làm gia tăng chỉ số giá tiêu dùng. Tăng giá điện và xăng ảnh hưởng đến tất cả mọi lĩnh vực kinh tế và trực tiếp làm lạm phát trầm trọng thêm, vì chi phí sản xuất của nền kinh tế sẽ chịu tác động trực tiếp từ những quyết định điều chính giá năng lượng nay. Đây là một hiện tượng của lạm phát chi phí đẩy trong nền kinh tế[23].

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế Việt Nam (Trang 99 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)