chuyển cơ cấu đầu tư của mình từ các tài sản tài chính hoăc ngoại tệ sang vàng. Điều này sẽ tác động đến TGHĐ trên thị trường ngoại tệ do sự biến động của cung và cầu ngoại tệ tại thời điểm dịch chuyển cơ cấu.
2.2.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái trong trung hạn và dài hạn hạn
Đối với các nhà hoạch định kinh tế và các doanh nghiệp thì những biến động của tỷ giá hối đoái trong trung và dài hạn có ý nghĩa lớn hơn những biến động trong ngắn hạn.
a) Lạm phát
Ảnh hưởng từ tỷ lệ lạm phát: sư thay đổi trong tỷ lệ lạm phát sẽ tác động đến các hoạt động thương mại. Theo cơ chế truyền dẫn, những hoạt động thương mại này sẽ tác động đến cầu tiền và cung tiền, tiếp theo hai nhân tố này sẽ tác động đến tỷ giá hối đoái. Murphy (2003)[113] chỉ ra rằng việc đồng Yên Nhật bị định giá cao trong những năm 1990 có liên quan đến việc tỷ lệ lạm phát tại Mỹ tăng cao trong giai đoạn này.
Achsani (2010)[63] khi nghiên cứu về mối liên hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái tại ASEAN (không có Việt Nam), Châu Âu và Bắc Mỹ đã chỉ ra rằng có sự tác động hai chiều qua lại giữa hai biến số này và mối quan hệ giữa chúng khác nhau tại mỗi quốc gia. Sư tác động giữa hai biến số này mạnh hay yếu còn tùy thuộc vào mục tiêu chính sách tiền tệ của chính phủ.
b) Lãi suất
Trên thực tế, đồng tiền của một quốc gia sẽ có xu hướng lên giá khi lãi suất tại quốc gia đó tăng so với lãi suất của những quốc gia khác (và giảm giá khi lãi suất của quốc gia đó giảm). Lô gíc quan trọng ở đây là lãi suất trong một nước tăng lên làm cho nhà đầu tư nước ngoài mong muốn đầu tư vào quốc gia đó, vì họ được hấp dẫn bởi viễn cảnh sinh lợi cao hơn từ các quỹ đầu tư của họ. Các dòng vốn vào gia tăng, kéo theo việc đẩy giá trị tiền tệ của quốc gia này tăng lên, do nhà đầu tư nước ngoài cạnh tranh đầu tư vào thị trường tài chính tại quốc gia này.
Từ hiệu ứng Fischer có thể thấy rõ hơn được mối quan hệ giữa lạm phát, lãi suất và tỷ giá hối đoái.
Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát
Trên thực tế có thể thấy rằng, lạm phát và lãi suất danh nghĩa tỷ lệ thuận với nhau nhằm đảm bảo lãi suất thực không đổi khi lạm phát tăng. Triển vọng của lãi suất thực có ảnh hưởng đến kỳ vọng của nhà đầu tư và chi tiêu của các thành phần trong nền kinh tế. Sau khi thấy được kỳ vọng về lạm phát sẽ tăng, nếu các thành phần trong nền kinh tế tin
54 rằng lãi suất danh nghĩa sẽ không thay đổi hoặc tăng rất thấp, nghĩa là lãi suất thực sẽ âm thì họ sẽ có xu hướng rút tiền gửi tiết kiệm và chạy khỏi những tài sản tài chính được định giá bằng đồng tiền đó và chuyển sang đầu tư vào những tài sản tài chính không bị ảnh hưởng bởi lạm phát (vàng, bất động sản, ngoai tệ mạnh). Điều này sẽ tác động trực tiếp đến tỷ giá hối đoái trong trung và dài hạn dẫn đến giảm giá của giá đồng tiền tại quốc gia có lạm phát kỳ vọng tăng.
Sự cân bằng thị trường hối đoái đòi hỏi sự ngang bằng về tiền lãi, điều kiện mà theo đó lợi tức dự kiến của các khoản tiền gửi của hai loại tiền bất kỳ là tương đương khi được đo bằng một loại tiền (nghĩa là đo bằng các đơn vị có thể so sánh với nhau được). Chỉ khi tất cả các tỷ suất lợi tức dự kiến đều bằng nhau, tức là khi có điều kiện ngang bằng tiền lãi, thì sẽ không có tình trạng dư cung về một loại tiền gửi nào đó và cũng không có tình trạng dư cầu về một số loại tiền gửi khác. Thị trường hối đoái sẽ cân bằng khi không một loại tiền gửi nào ở trong tình trạng dư cầu hoặc dư cung. Do vậy, có thể nói rằng thị trường hối đoái sẽ cân bằng khi có điều kiện ngang bằng về tiền lãi. Vì vậy, sự mất cân bằng về lãi suất tại thị trường tài chính trong nước và thị trường tài chính quốc tế sẽ là áp lực để làm thay đổi tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền.[34]
c) Tài khoản vãng lai
Theo nghiên cứu của Rosenberg (2003)[128], tại những quốc gia có tài khoản vãng lai liên tục thặng dư thường có đồng nội tệ được định giá cao theo thời gian. Ngoài ra, Rodriguez (1980)[126] khi nghiên cứu mối liên hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại theo lối tiếp cận danh mục (Portfolio approach) đã cho thấy những bằng chứng về việc một quốc gia có thặng dư thương mại kéo dài thì đồng tiền của quốc gia đó được định giá cao hơn. Khi tìm hiểu về sự mất giá của đồng USD trong năm 1978 đã chỉ ra rằng nguyên nhân chính của sự mất giá đến từ sự thâm hụt quá lớn trong tài khoản vãng lai. Trong nghiên cứu của Murphy (2003)[113] cũng cho thấy việc đồng Yên Nhật bị định giá quá cao là do ảnh hưởng từ việc thặng dư quá lớn trong cán cân tài khoản vãng lai. Tại Đồng Nam Á, khi nghiên cứu mô hình dự báo tỷ giá cho Singapore và Malaysia, thì Baharumshah và Masih (2005)[68] đã chỉ ra mối liên hệ giữa tài khoản vãng lai và tỷ giá hối đoái, khi đưa thêm nhân tố tài khoản vãng lai vào mô hình xác định tỷ giá hối đoái thì mức độ giải thích của mô hình tăng lên.
Từ phương trình số (12)
Y = C + I + G + (EX – IM) ta có (EX –IM) = Y- C- G – I
EX là xuất khẩu, IM là nhập khẩu, số chênh lệch giữa hai đại lượng trên sẽ cho thâm hụt hoặc thặng dư thương mại. Trong nghiên cứu này sẽ coi (EX – IM) tương đương với tài khoản vãng lai.
55 và S là tiết kiệm của khu vực tư nhân (thu nhập trừ đi tiêu dùng và thuế nộp cho chính phủ), còn S là tiết kiệm của khu vực chính phủ (chênh lệch giữa thu và chi ngân sách). Từ đó có thể viết lại phương trình trên như sau
Tài khoản vãng lai = Tiết kiệm khu vực tư nhân + Thâm hụt ngân sách - đầu tư của khu vực tư nhân
Nếu nhu cầu đầu tư trong nước tăng cao, trong khi mức độ tiết kiệm không kịp tích lũy hoặc tăng theo kịp thì sẽ đưa đến tình trạng nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai. Brau, Ikeda và Joines (2008)[71] trong nghiên cứu về cấu trúc tiết kiệm của Nhật Bản cho rằng việc duy trì một tỷ lệ tiết kiệm trong dân cao có thể giúp giữ đồng nội tệ định giá cao. - Những cú sốc thương mại phải kể đến biến động của giá dầu, giá gạo và của các nguyên liệu thô có tác động mạnh đến cán cân thương mại và từ đó tác động đến tỷ giá hối đoái. Nghiên cứu của Alexius (2005)[64] cho thấy những biến động trong những cú sốc thương mại lại tác động đến TGHĐ thực trong dài hạn. Còn Amano và Norden (1998)[66] khi nghiên cứu tại Mỹ cho thấy tác động dài hạn của cú sốc giá dầu lên TGHĐ tại quốc gia này. Huang và Guo (2007)[93] trong nghiên cứu của mình cũng chứng minh được tác động của cú sốc giá dầu lên TGHĐ thực của Trung Quốc.
- Tỷ lệ mậu dịch (Term of Trade), trong thương mại quốc tế và kinh tế học, tỷ lệ mậu dịch được hiểu là tỷ lệ giá hàng hóa xuất khẩu/giá hàng hóa nhập khẩu. Ảnh hưởng của tỷ lệ mậu dịch đến biến động của tỷ giá hối đoái đã được nhiều nhà kinh tế học nghiên cứu. Trong kinh tế học quốc tế đã chỉ ra rằng tỷ lệ mậu dịch là một biến then chốt và chiếm vai trò quan trọng trong việc lý giải biến động tỷ giá hối đoái. Với giả định là các yếu tố vĩ mô không đổi như: không có sự thay đổi trong cung tiền và không có sự can thiệp của chính phủ lên thị trường ngoại hối thì nguyên nhân dẫn đến thay đổi trong TGHĐ và tỷ lệ mậu dịch có nguồn gốc từ nguồn cung và những cú sốc về cầu hàng hóa. Còn Friedman cho rằng sự thay đổi trong tỷ lệ mậu dịch phản ánh kỳ vọng của người dân vào việc nắm giữ đồng nội tệ hay ngoại tệ. Khi tỷ lệ mậu dịch tăng thì người dân có khuynh hướng nắm giữ đồng nội tệ, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Ví dụ, khi người dân Mỹ mua nhiều hàng hóa của Nhật sẽ làm tăng cầu đồng Yên Nhật, điều này làm tăng giá trị đồng Yên Nhật. Có thể thấy, tỷ giá hối đoái chịu tác động của tỷ lệ mậu dịch thông qua tài khoản vãng lai, lý thuyết cân bằng sức mua là cơ sở để giải thích cho hiện tượng trên[44].
d) Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái trên thị trường tự do
Tỷ giá hối đoái trên thị trường tự do được quyết định theo cung và cầu trên thị trường tự do. Các nguồn cung và cầu trên thị trường này bao gồm: kiều hối, khách du lịch nước ngoài, buôn lậu, rửa tiền và các doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn ngoại tệ chính thức.
Theo nghiên cứu của Oskooee và Goswami (2004)[122], do cơ chế kiểm soát vốn, đặc biệt là ở những quốc gia đang phát triển, sự tồn tại của thị trường ngoại hối tự do (thị trường chợ đen) là rất phổ biến. Thường tỷ giá hối đoái trên thị trường tự do cao hơn so với
56 tỷ giá hối đoái chính thức, và tỷ giá hối đoái chính thức tại các quốc gia này thường phải điều chỉnh để theo kịp tỷ giá hối đoái trên thị trường chợ đen. Trong niên giám tiền tệ thế giới (World Currency Yearbook) đã phân loại các quốc gia có thị trường hối đoái chợ đen theo bốn mục là hoàn toàn tự do, tự do có quản lý, nghiêm ngặt và độc đoán.
Nguyên nhân gây ra sự chênh lệch giữa tỷ giá hối đoái trên thị trường tự do và tỷ giá hối đoái niêm yết chính thức có thể bắt nguồn từ việc các ngân hàng không đáp ứng đủ ngoại tệ, chính sách kiểm soát của chính phủ và NHTƯ… Trong ngắn hạn, tỷ giá hối đoái trên thị trường tự do có thể biến động mạnh hơn rất nhiều so với tỷ giá hối đoái chính thức. Tuy nhiên, trong dài hạn, tỷ giá hối đoái trên thị trường tự do và tỷ giá hối đoái chính thức là cân bằng nhau, một phần vì các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái trên thị trường tự do cũng sẽ tạo áp lực lên TGHĐ chính thức và buộc NHTƯ phải điều chỉnh để lấp đầy khoảng trống giữa hai TGHĐ trên. Oskooee và Goswami (2004) trong các nghiên cứu của mình đã cho thấy sự tác động lẫn nhau giữa tỷ giá hối đoái trên thị trường tự do và tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn. Sundar, Varela, Nake (1997)[134] khi nghiên cứu về trường hợp tỷ giá hối đoái trên thị trường tự do của Bangladesh, Nepal, Pakistan, Thái Lan và Ấn Độ đã tìm thấy mối liên hệ dài hạn của hai TGHĐ trên.
e) Các nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân đã nêu trên, còn có một số nguyên nhân có thể tác động đến tỷ giá như:
- Tâm lý chuộng hàng ngoại.
- Những cú sốc về chính trị, kinh tế, xã hội, thiên tai, dịch bệnh.