Tổng quan về nền kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế Việt Nam (Trang 93 - 95)

Tháng 4 năm 2001, Đại hội Đảng lần thứ IX đã thông qua Chiến lược phát triển Kinh tế xã hội giai đoạn 2001-2010 tầm nhìn 2020 với mục tiêu tổng quát là: “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao”[12]

Trên cơ sở của Chiến lược này, mục đích đưa ra đến những năm cuối của giai đoạn 2001-2010 sự tăng trưởng kinh tế phải tăng lên gấp đôi, điều đó có nghĩa là đến năm 2005 mức tăng trưởng kinh tế hàng năm phải tăng 7% và từ năm 2006 đến 2010 mức tăng trưởng kinh tế hàng năm phải là 7,5%.

Mục tiêu tổng quát nêu trên được cụ thể hóa thành các mục tiêu cụ thể và các chỉ tiêu chủ yếu như sau;

- Đưa GDP năm 2010 lên ít nhất gấp đôi năm 2000.

- Nâng lên đáng kể chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam. - Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.

- Phát triển nhanh các ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh. - Phát triển mạnh thương mại, nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động để mở

84 - Năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ đủ khả năng ứng dụng các công nghệ

hiện đại, tiếp cận trình độ thế giới và tự phát triển trên một số lĩnh vực.

- Kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh. Trong thời gian thực hiện chiến lược trên, với nỗ lực cao của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận, nhất trí của toàn dân, Việt Nam đã tranh thủ được thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, nên tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam đã có những biến đổi quan trọng, đạt được nhiều thành tựu mới, nhưng đồng thời cũng phát sinh và bộc lộ rõ hơn những mặt hạn chế và bất cập.

a) Những thành tựu đạt được

Trong số những thành tựu đạt được về mặt kinh tế - xã hội đã đạt được thì phải kể đến: - Mức tăng trường kinh tế ổn định đã đưa Việt Nam ra khỏi nhóm các nước kém phát

triển và gia nhập nhóm các các nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình.

Hình 4-1: Tăng trưởng GDP của Việt Nam (nguồn: TCTK)

- Hoạt động kinh tế đối ngoại, Việt Nam hội nhập ngày càng đầy đủ với kinh tế khu vực và thế giới.

- Sự nghiệp văn hóa, ý tế, giáo dục: Do kinh tế liên tục tăng trưởng giúp cho các ngành, các địa phương triển khai thành công Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói, giảm nghèo.

b) Những hạn chế còn tồn tại

- Cơ cấu kinh tế chưa linh hoat: Năm 2001, tại Việt Nam cơ cấu ba khu vực kinh tế chiếm trong GDP lần lượt là: 23,3%; 38,1% và 38,6%, nhưng sau 11 năm đến năm 2012, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn còn chiếm tỷ trọng 20,6% GDP (chỉ giảm 2,7% so với tỷ trọng 23,3% năm 2001).

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 20 00 20 01 20 02 20 03 20 04 20 05 20 06 20 07 20 08 20 09 20 10 20 11 20 12

85 - Chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp và tỷ lệ lạm phát luôn ở mức cao. Trong thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng chủ yếu dựa vào yếu tố vốn.

- Một số vấn đề xã hội còn tồn tại: thu nhập của các tầng lớp dân cư đều tăng trong những năm vừa qua, nhưng thu nhập của một bộ phận dân cư tăng chậm, làm cho khoảng cách chênh lệch giàu nghèo tương đối cao và có xu hướng ngày càng doãng ra. Bảng 4.1 tổng hợp hai giai đoạn phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Có thể thấy giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005, kinh tế Việt Nam đã có những bước tăng trường vững chắc, tỷ lệ lạm phát luôn thấp hơn tốc độ tăng trường. Tỷ lệ lạm phát trung bình trong giai đoạn này là 5,1%/năm, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân là 7,51%/năm. Đây có thể coi là giai đoạn thành công của các chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam. Ngược lại, từ năm 2006 đến 2011, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm trong khi tỷ lệ lạm phát lại có xu hướng tăng mạnh. Tỷ lệ lạm phát bình quân trong giai đoạn này tăng gấp đôi lên mức 12,9%/năm, trong khi tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm lại giảm, thực tế chỉ đạt 6,52%/năm.

Bảng 4-1: Lạm phát và tăng trưởng tại Việt Nam từ 2000 đến 2011 (nguồn TCTK)

2000-2005 2006-2011

Lạm phát bình quân(%/năm) 5,1 12,9

Tăng trưởng GDP bình quân (%/năm) 7,51 6,52

Từ thực trạng của nền kinh tế Việt Nam trong 1 thập kỷ gần đẩy, có thể thấy giai đoạn 2006 đến 2011 là khó khăn nhất đối với nền kinh tế Việt Nam trong 2 thập kỷ gần đây. Để tháo gỡ những khó khăn đó thì CSTT tại Việt Nam cần có những thay đổi để phù hợp với từng giai đoạn và mỗi biến cố trong giai đoạn này, đặc biệt trong hai năm 2008 và 2011. Khi đó CSTT thụ động của NHNN đã không giúp giải quyết được các vấn đề phát sinh trên thị trương tài chính trong giai đoạn này. Sang phần tiếp theo, luận án sẽ trình bày chi tiết diễn biến của lạm phát và tỷ giá hối đoái tại Việt Nam trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế Việt Nam (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)