Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế Việt Nam (Trang 62 - 63)

Trong những nghiên cứu về tỷ giá hối đoái trong quá khứ, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra một số nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn. Ngắn hạn ở đây có thể hiểu là những phản ứng tức thì của tỷ giá hối đoái trong ngày hoặc trong một vài ngày. Các nhân tố chính có thể kể đến như:

Hiệu ứng theo số đông đã được Banerjee (1992)[69] chỉ ra rằng là khi mọi người hành động theo những gì mà số đông người khác đã và đang làm. Mặc dù, ngay cả khi thông tin riêng của họ cho thấy họ nên hành động một cách khác đi.

Tâm lý kỳ vọng của nhà đầu tư, Rosenberg (2003)[128] và Westerhoff (2009)[145] cho thấy TGHĐ có thể chịu ảnh hưởng khi mức độ chấp nhận rủi ro và kỳ vọng của nhà đầu tư thay đổi. Khi mà nhà đầu tư cho rằng đồng nội tệ sẽ giảm giá thì họ sẽ thận trong hơn trong các quyết định đầu tư vào đồng nội tệ. Điều này có nghĩa họ sẽ hạn chế và không sẵn sàng nắm giữ tài sản dưới dạng đồng nội tệ. Ví dụ, khi đồng USD tăng giá, nhà đầu tư sẽ duy trì danh mục đầu tư của mình bằng đồng USD. Vì thế, trong ngắn hạn đồng USD sẽ được giữ ở mức giá cao. Có thể thấy tâm lý nhà đầu tư chịu nhiều ảnh hưởng của các biến động vĩ mô và tâm lý đám đông.

Khối lượng đặt lệnh (không phải là khối lượng giao dịch - trading volume - sử dụng trong giao dịch ngoại hối), nhà đầu tư có thể sử dụng mô hình tài chính vi mô để xem xét lực mua hay lực bán giữ vị trí chủ đạo trên thị trường. Từ mô hình này, nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái là do sự thay đổi trong danh mục đầu tư của mỗi cá nhân do nhu cầu về phong ngừa rủi ro và thanh khoản của họ. Trên thị trường ngoại hối quốc tế có tồn tại sự biến động thuận chiều giữa TGHĐ giao ngay với dòng tiền giao dịch đưa vào thị trường của các trung tâm giao dịch hối đoái và khối lượng đặt lệnh của nhà đầu tư. Evans và Loyns (2002)[82] chỉ ra có mối quan hệ giữa khối lượng đặt lệnh hàng ngày trong TGHĐ giữa đồng Mark Đức/ Yên Nhật.

Sự phản ứng đối với tin tức công bố: Henriette và Marc (2005)[92] công bố trong nghiên cứu của mình về ảnh hưởng của tin tức đến tỷ giá Euro/USD, tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn chịu tác động rất lớn của thông tin công bố (thông tin từ Ngân hàng trung ương, các chính trị gia). Lý thuyết thị trường hiệu quả cho thấy, thông tin sẽ được phản ánh trực tiếp vào giá trên thị trường tài chính. Những thông tin về tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp tại Mỹ và Châu Âu sẽ nhanh chóng được thị trường tiếp nhận và truyền tải đến TGHĐ. Thông tin tích cực từ Mỹ sẽ khiến cho các nhà đầu tư mua thêm đồng USD và làm cho tỷ giá USD/ Euro tăng lên, lực mua sẽ yếu dần cho đến khi đạt trạng thái cân bằng ngắn hạn.

Biến động giá vàng: trong lịch sử, vàng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định tỷ giá hối đoái. Ngày nay, tuy rằng chế độ bản vị vàng đã không còn tồn tại, nhưng một lượng lớn vàng vẫn được các Ngân hàng trung ương và IMF dự trữ. Đối với những quốc gia mà người dân vẫn giữ thói quen cất giữ vàng hoặc tiết kiệm bằng vàng, khi có sự thay

53 đổi của giá vàng sẽ ảnh hưởng đến quyết định đầu tư và tiết kiệm của nhà đầu tư. Sjaastad và Scacciavillani (1996)[133] sử dụng lý thuyết hiệu quả nghiên cứu các quốc gia theo chế độ TGHĐ thả nổi, biến động TGHĐ có mối tương quan chặt với biến động giá vàng, nhất

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế Việt Nam (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)