Lạm phát theo quan điểm trường phái tiền tệ

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế Việt Nam (Trang 42 - 46)

Cung tiền của mỗi quốc gia có ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng, việc làm và giá cả tại quốc gia đó. Ngân hàng trung ương (NHTƯ) có thể dùng quyền kiểm soát của mình đối với cung tiền để kích thích khi nền kinh tế tăng trường chậm hơn mong muốn, hay kìm hãm nền kinh tế khi giá cả tăng nhanh hơn dự kiến. Khi chính sách tiền tệ được quản lý tốt thì có thể làm cho sản lượng của nền kinh tế tăng đều với mức giá cả ổn định. Nếu như có trục trặc trong hệ thống tiền tệ, lượng tiền có thể tăng rất nhanh hoặc giảm mạnh, dẫn đến lạm phát hay suy thoái.

Trong thực tế, trường phái tiền tệ đã bắt đầu từ Davis Hume trong thế kỷ 18 với tác phẩm hàm số lượng tiền tệ. Các nhà kinh tế học cổ điển và tân cổ điển sử dụng thuyết số lượng tiền (quantity theory of money) để giải thích cho lạm phát. Fischer đã đưa ra phương trình cùng tên cho thuyết số lượng tiền:

M*V = P*T (1)

Trong đó M là khối lượng tiền, V là vòng quay của tiền, P là mức giá chung trong nền kinh tế, T là khối lượng hàng hóa giao dịch thực tế (the real volume of transactions) với giả thiết T đúng bằng sản lượng Y trong nền kinh tế. Với giả định nền kinh tế ở mức độ toàn dụng thì sẽ có:

Tổng cung AS = Y (2)

Trong khi đó tổng cầu AD được xác định là AD = (M*V)/P (3)

Cân bằng thị trường hàng hóa và dịch vụ đạt được khi AS = AD, do đó phương trình Fischer có thể được viết như sau:

M*V = P*Y (4)

Khi có sự thay đổi tính bằng %, thì phương trình trên có thể viết lại như sau lnM + lnV = lnP + lnY (5)

∆ + ∆ = ∆ + ∆ tương đương với ∆ = ∆ + ∆ − ∆ (6) Với giải thiết V là hằng số, giá trị này phụ thuộc vào sự phát triển của hệ thống tài chính mà điều này không phải thay đổi ngay được. Fischer đưa thêm vào giả thiết V là hằng số dài hạn. Do đó, khí tốc độ lưu thông tiền tệ là không đổi, thì bất cứ sự thay đổi nào của cung tiền cũng sẽ đưa đến sự thay đổi của GDP danh nghĩa. Do các nhân tố sản xuất và hàm sản xuất quyết định mức GDP thực tế nên mọi sự thay đổi của GDP danh nghĩa đều được thể hiện ở sự thay đổi của mức giá chung. Từ lập luận trên, có thể thấy thay đổi của mức giá chung đồng biến với thay đổi của cung tiền.[34]

33 Theo M.Friedman, muốn kìm chế lạm phát cần kìm chế sự tăng trưởng số lượng tiền, và muốn không có lạm phát thì tốc độ phát hành tiền vào lưu thông phải cùng với tốc độ tăng trưởng sản xuất đích thực.

Nhà kinh tế học Tobin đã xây dựng từ tư tưởng của Friedman một cách tiếp cận lạm phát do sự chênh lệch giữa sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng cũng là một nguyên nhân gây nên lạm phát. [5;44]

Tổng kết lại, cho dù tiếp cận từ các góc độ khác nhau, các nguyên nhân khác nhau để phân tích nguyên nhân gây ra lạm phát, thì các nhà kinh tế học đều chấp nhận rằng lạm phát xảy ra khi tổng cầu hàng hóa và dịch vụ vượt quá tổng cung hàng hóa dịch vụ trong nền kinh tế. Trong hình 2.3 (phía dưới), luận án đã sơ đồ hóa mối quan hệ giữa lạm phát và những nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát theo cách tiếp cận do cầu kéo làm tăng giá, hay do chi phí đẩy làm tắng chí phí sản xuất dẫn đến tăng mức giá chung và cuối cùng là do thay đổi cơ cấu của nền kinh tế.

Có thể thấy, hiện tượng cầu kéo làm giá tăng nên khi các nhân tố làm dịch chuyển đường tổng cầu sang phải hay còn gọi là tăng cầu trong nền kinh tế thường bao gồm tăng cung tiền. Để hộ trợ tăng trưởng kinh tê chính phủ thường tăng chi tiêu công, hoặc khu vực kinh tế tư nhân tăng đầu tư để mở rộng sản xuất. Khi thu nhập khả dụng của các hộ gia đình được tăng lên đưa đến tăng tiêu dùng hộ gia đình. Tiếp theo, nếu nhu cầu xuất khẩu tăng lên, thì đây sẽ là các nguyên nhân làm tăng tổng cầu trong nền kinh tế. Chỉ cần một nhân tố trong phương trình dưới tăng lên cũng sẽ làm tổng cầu của nền kinh tế tăng lên, với giả định các nhân tố khác là không đổi.

Y = C + I + G + (Xuất khẩu – Nhập khẩu) (7)

Khi lượng cầu tăng nhanh trong khi lượng cung không đáp ứng đủ sẽ làm tăng mức giá chung trong nền kinh tế.

Tiếp theo, cung tiền và xuất khẩu hàng hóa sẽ ảnh hưởng đến mức dự trữ ngoại hối của mỗi quốc giá. Vì xuất khẩu là một nguồn thu ngoại tệ qua đó làm tăng lượng dự trự ngoại hối. Trong một số trường hợp, các quốc gia có thể tăng cung tiền để mua thêm ngoại tệ để tăng lượng dự trữ ngoại tệ (VD, nguồn ngoại tệ từ các dự án FDI được chuyển thành đồng nội tệ).

Đối với hiện tượng chi phí đẩy, nguyên nhân thường là do các nhân tố làm tăng chi phí sản xuất hoặc làm đường tổng cung dịch chuyển về bên trái, thứ nhất phải kể đến các nhân tố sản xuất thường là các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất như giá nguyên vật liệu, nhiên liệu (điện, xăng dầu) giữ vai trò quan trọng đổi với tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế, giá nhân công và chi phí vốn vay được thể hiện qua mức lãi suất. Khi lãi suất tăng cao sẽ làm cho các dự án đầu tư trở lên đắt hơn và dẫn đến việc mở rộng sản xuất sẽ bị ngừng lại. Khi giá cả của các nhân tố này thay đổi sẽ tác động đến lượng cung của nền

34 kinh tế. Trong trường hợp, tăng nhập khẩu để bù đắp phần cung thiếu hụt do sản xuất trong nước sẽ bị hạn chế thì sẽ làm tăng mức giá chung tại thị trường nội địa. Thứ hai, mất ổn định trong sản xuất cũng gây ra hiện tượng thiếu cung, đối với nông nghiệp thì thiên tai và dịch bệnh có thể là nguyên nhân gây ra sự bất ổn trong năng suất. Trong lĩnh vực sản xuất sự bất ổn định của nguồn cung cấp đầu vào như sự lên giá của các nguyên liệu thô, bất ổn chính trị tại các quốc gia sản xuất dầu, thay đổi của công nghệ cũng có thể gây ra sốc cung, ví dụ như khi một công nghệ đang sử dụng cho sản xuất hàng hóa bị cấm sử dụng trong khi công nghệ thay thế quá đắt đối với nhà sản xuất. Đốc quyền cũng là một nguyên nhân làm giảm cung, trong kinh tế học có đề cập đến khái niệm lợi nhuận biên, các công ty độc quyền sẽ chỉ sản xuất lượng hàng hóa mang lại cho họ lợi nhuận cao nhất trứ không phải doanh thu cao nhất, điều này sẽ gây ra khan hiếm hàng hóa giả tạo, trong khi nền kinh tế chưa đạt được mức sản lượng tiềm năng.

Đối với hiện tượng thay đổi cơ cấu nền kinh tế sẽ mang lại kết quả là sự chênh lệch thu nhập giữa các lĩnh vức trong nền kinh tế. Điều đó sẽ tạo ra sự dịch chuyển lao động từ lĩnh vực thu nhập thấp sang lĩnh vực thu nhập cao, chính xác hơn là từ lĩnh vực nông nghiệp sang các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ có thu nhập cao hơn. Điều này tạo ra thiếu hụt lương thực cần thiết và mức lương cao trong các lĩnh vực khác sẽ làm cho mức giá chung trong nền kinh tế tăng lên. Điều này thể hiện rõ trong nền kinh tế Việt Nam.

Trong số các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát có thể thấy tỷ giá hối đoái giữ vai trò quan trọng, sự biến động của tỷ giá sẽ tác động đến các nhân tố đầu vào của sản xuất. Đối với những lĩnh vực phái nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào thì tỷ giá hối đoái sẽ thông qua kênh yếu tố đầu vào của sản xuất để tác động đến giá sản xuất. Đặc biết, đối với các quốc gia phải nhập khẩu xăng dầu, thì tỷ giá hối đoái thay đổi sẽ làm cho giá của mặt hàng này thay đổi ngay lập tức đổi với các nền kinh tế thị trường.

Sự chênh lêch giữa lãi suất trong nước và lãi suất trên thị trường tài chính quốc tế sẽ làm thay đổi dòng vốn đầu tư ngắn hạn và trung hạn tại quốc gia đó. Nếu dòng ngoại tệ vào hay ra đột ngột trên thị trường tài chính thì đều gây ra những biến động bất thường về tỷ giá hối đoái cho quốc gia đó. Khi tỷ giá hối đoái thay đổi cũng sẽ khiến cho cung và cấu về hàng hóa xuất nhập khẩu tại thị trường trong nước thay đổi, do mức giá của hàng hóa xuất nhập khẩu phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái.

Trên thực tế, mỗi quốc gia đều cần có một lượng dự trữ ngoại hối nhất định, lượng dự trữ ngoại hối này giúp NHTƯ can thiệp vào thị trường ngoại hối khi cần thiết và đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của nền kinh tế. Khi tăng hay giảm lượng dự trự ngoại hối sẽ tác động đến cung tiền và tác động đến tỷ giá hối đoái, ở chiều ngược lại khi tỷ giá hối đoái thay đổi thì cũng sẽ tác động đến lượng dự trữ ngoại hối và cung tiền, qua đó tác động đến lạm phát. Để kiềm chế lạm phát, nhiều khi NHTƯ bán ngoại tệ ra để thu đồng nội tệ về nhằm giảm lượng tiền mặt đang lưu hành trong nền kinh tế[21].

35

Hình 2-3: Các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát[5;6;44;45;21]

LẠM PHÁT

CẦU KÉO CHI PHÍ ĐẨY BIẾN ĐỘNG CƠ CẤU

TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

Cung tiền Tiêu dùng Xuất khẩu Thu nhập Nhân tố SX Nhập khẩu Độc quyền Mất ổn địnhSX Lương thực Nhập khẩu Ngân sách CP Dự trữ ngoại hối Giá xăng Giá gạo Lãi suất

36

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế Việt Nam (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)