Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế Việt Nam (Trang 59 - 62)

Tư khái niệm về tỷ giá hối đoái có thể thấy được, tỷ giá hối đoái sẽ chiu tác động của các nhân tố từ xuất phát tư bên trong nền kinh tế và các nhân tố từ bên ngoài vào. Căn cứ vào sơ đồ trong hình 2.4 có thể tổng hợp được các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Từ sơ đồ luận án sẽ giải thích sự tác động của từng nhân tố đến tỷ giá hối đoái, và qua đó có thể thấy được một số nhân tố vừa ảnh hưởng đến lạm phát và đồng thời cũng ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.

Có thể thấy, sự thay đổi của tỷ giá hối đoái cũng tuân theo quy luật cung và cầu về ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Các nhân tố có thể làm ảnh hưởng đến cung về ngoại tệ phải kể đến lượng dự trữ ngoại hối theo luật định tại mỗi quốc gia. NHTƯ của mỗi quốc gia sẽ thông qua CSTT để duy trì một lượng dự trữ ngoại tệ phù hợp với chính sách phát triển kinh tế của quốc gia đó, đây cũng là công cụ điều hành tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối thông qua nghiệp vụ mua hoặc bán ngoại tệ nhằm giúp giữ ổn định tỷ giá hối đoái. Do đó, khi NHTƯ tăng hay giảm lượng DTNH sẽ làm thay đổi cung và cầu về ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Lượng dự trữ ngoại hối của mỗi NHTƯ cũng chính là sự đảm bảo của họ đối với công chúng về khả năng can thiệp vào thị trường ngoại hối.

Xuất khẩu hàng hóa ra thị trường quốc tế sẽ giúp thu về một lượng ngoại tệ nhất định. Lượng ngoại tệ thu được từ xuất khẩu sẽ phụ thuộc vào năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của mỗi quốc giá, hai nhân tố cạnh tranh quan trọng nhất là chất lượng và giá cả của hàng xuất khẩu. Giá xăng, giá gạo và lãi suất sẽ tác động đễn chi phí sản xuất của hàng hóa xuất khẩu. Nếu chí phí sản xuất quá cao sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu hoặc giữ giá bán không đổi thì phải chấp nhận lợi nhuận thấp. Điều này sẽ làm giảm nguồn thu ngoại tệ. Tại Việt Nam, toàn bộ lượng ngoại tệ thu được từ xuất khẩu đều phải bán lại cho hệ thống ngân hàng theo TGHĐ được NHNN công bố hàng ngày.

50 Nguồn vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) và đầu tư nước ngoài gián tiếp (FII) là nguồn cung ngoại tệ thứ ba cho thị trường ngoại hối trong nước. Đầu tư nước ngoài sẽ chịu tác động không nhỏ của lãi suất và lạm phát trong nước. Ngoài ra còn có một số nguồn cung ngoại tệ khác như khách du lịch, kiều hối từ nước ngoài, buộn lậu và rửa tiền.

Về phía cầu ngoại tệ, trước hết phải kể đến nhu cầu ngoại tệ cho dự trữ ở cấp quốc già và nhu cầu sử dụng ngoại tệ như tài sản lưu giữ giá trị của các cá nhân và tổ chức kinh doanh trong nền kinh tế khi lạm phát biến động. Khi các thành phần này mua ngoại tệ cho mục đích riêng của mình sẽ làm thay đổi cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng và nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất cũng cần một lượng ngoại tệ rất lớn. Tỷ giá hối đoái tại Việt Nam thường biến động vào sáu tháng cuối năm, vì lúc này các doanh nghiệp cần ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa nhằm phục vụ cho dịp tết cổ truyền và họ cũng cần ngoại tệ để thành toán các khoản nợ vào cuối năm. Điều này thể hiện sự biến động của cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối đựa đến sự thay đổi của tỷ giá hối đoái. Trong một số trường hợp, khi các công ty nước ngoài rút vốn chuyển đầu tư sang quốc gia khác, họ sẽ bán lại tài sản để lấy ngoại tệ, khi đó nhu cầu về ngoại tệ cũng sẽ tăng lên trên thị trường ngoại hối. Một lượng ngoại tệ rất lớn tại Việt Nam được dụng cho việc đi chữa bệnh ở nước ngoài, cho sinh viên du học và cho buôn lậu cũng tác động không nhỏ đến cầu ngoại tệ.

Sự thay đổi của tỷ giá hối đoái thường có nguyên nhân từ sự biến động của cung và cầu về ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, ngọai tệ cũng là một loại hàng hóa, vì thế nó cũng tuân theo quy luật cung cấu của thị trường. Tuy nhiên, để thấy được rõ hơn biến động của tỷ giá hối đoái, luận án sẽ đi sâu phân tích thêm các nguyên nhân từ phía cung ngoại tệ hoặc cầu ngoại tệ gây ra sự biến động của tỷ giá hối đoái theo yếu tố thời gian. Sự thay đổi của tỷ giá hối đoái trong một số trường hợp sẽ do cả hai phái cung và cầu ngoại tệ gây ra.

Sau khi đã thấy rõ được các nhân tố tác động đến sự thay đổi của tỷ giá hối đoái, có thể thấy trong số các nhân tố đã được nêu trên, có môt số nhân tố ảnh hưởng đồng thời đến cả hai biến số vĩ mô là lạm phát và tỷ giá hối đoái[27].

51

Hình 2-4 : Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái[22;26;34]

TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

CUNG NGOẠI TỆ CẦU NGOẠI TỆ

Dự trữ

ngoại hối Xuất khẩu FDI và FII

Dự trữ ngoại hối Nhập khẩu Cất trữ tài sản Mua tài sản FDI LẠM PHÁT Giá xăng dầu

52

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế Việt Nam (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)