Tỷ giá hối đoái (TGHĐ) là khái niệm kinh tế có nguồn gốc từ nhu cầu trao đổi hàng hóa, dịch vụ phát sinh trực tiếp từ tiền tệ và quan hệ tiền tệ giữa các quốc gia/khu vực. Vì vậy, TGHĐ giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế, thông qua TGHĐ người ta có thể so sánh giá cả hàng hóa, dịch vụ của các quốc gia trên thế giới với nhau.
Theo F.Mishkin “the price of one currency in term of another is called the exchange rate” có nghĩa là “giá của một đồng tiến tính theo một đồng tiền khác được gọi là tỷ giá hối đoái”[34].
Trong Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, được thông qua ngày 16/06/2010, Điều 6, khoản 5 ghi rõ “tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam”[55].
Từ các khái niệm trên có thể hiểu một cách tổng quát TGHĐ là tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ so sánh của đơn vị tiền tệ này với đơn vị tiền tệ khác giữa các quốc gia/khu vực trên thế giới. Hay có thể hiểu đơn giản hơn, TGHĐ là giá cả của đồng tiền nước này được biểu hiện bằng số lượng đơn vị tiền tệ của quốc gia khác.
Hiện nay, TGHĐ trên thế giới được niêm yết theo hai phương pháp chính sau: - Phương pháp yết giá trực tiếp: trong phương pháp này, đồng nội tệ sẽ đóng vai trò là
đồng yết giá và có đơn vị cố định là một đơn vị, còn đồng ngoại tệ đóng vai trò là đồng định giá có số đơn vị thay đổi dựa theo thay đổi trên thị trường ngoại hối. Ví dụ tại Đức sẽ yết giá như sau, 1Euro = 1,3472 USD, 1Euro = 0,85GBP.
- Phương pháp yết giá gián tiếp: đây là cách yết giá tại các quốc gia sở hữu đồng tiền yếu. Khi đó đồng ngoại tệ sẽ đóng vai trò đồng yết giá, còn đồng nội tệ của quốc giá đó sẽ là đồng định giá. Ví dụ Việt Nam sẽ yết giá là 1USD = 20.895 VND, 1Euro = 28.485VND.
Trong phạm vi của luận án này, để có thể thống nhất trong việc phân tích tại thị trường Việt Nam, TGHĐ sẽ được hiểu theo cánh viết trên thị trường ngoại hối Việt Nam, USD/VND = 20.895 nghĩa là 1USD = 20.895VND. Nếu TGHĐ này tăng lên, nghĩa là tiền đồng giảm giá so với đô la Mỹ, ngược lại, khì TGHĐ này giảm xuống tức là tiền đồng lên giá so với đô la Mỹ.
Để có cơ sở xác định TGHĐ giữa hai đồng tiến, các nhà kinh tế trên thế giới thường sử dụng hai công cụ chủ yếu là lý thuyết ngang giá sức mua, đại diện cho thị trường hàng háo và lý thuyết ngang giá lãi suất, đại diện cho thị trường tài chính.
41
a) Lý thuyết ngang giá sưc mua (Purchasing Power Parity – PPP)
Trước đây, các mô hình xác định TGHĐ đều dựa vào sự luân chuyển tiền để xác định TGHĐ (Phương pháp dòng tiền – Flow Approach). Ngoại tệ được đề cập đến dưới vai trò trung gian trao đổi chứ không phải là một phương tiện lưu giữ giá trị. Tuy nhiên, vào thời điểm này, trong một số trường hợp ngoại tệ trở thành phương tiện lưu giữ giá trị. Do đó, sẽ có cung và cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái sẽ do cung và cầu ngoại tệ tạo ra. TGHĐ là kết quả của sự di chuyển dòng cung và dòng cầu về hàng hoá và dịch vụ. Một sự gia tăng dòng cầu hàng hoá nước ngoài sẽ làm đồng nội tệ giảm giá và ngược lại. Lý thuyết ngang giá sức mua hình thành như vậy. Tuy nhiên, trong khảo sát của Rosenberg (2003)[128] đối với những giao dịch ngoại hối tại nước Anh, thì ngang giá sức mua là một công cụ để xác định tỷ giá hối đoái trong dài hạn rất hiệu quả, nhưng nó lại không thật sự chính xác trong ngắn hạn và trung hạn.
Xét về tổng thể, lý thuyết này cho thấy khi có sự gia tăng năng lực sản xuất trong nước sẽ làm tăng giá trị đồng nội tệ so với ngoại tệ. Một sự thay đổi trong công nghệ, thị hiếu, chính sách thương mại hoặc lực lượng lao động sẽ làm thay đổi năng lực sản xuất của một quốc gia và điều này làm thay đổi TGHĐ. Bên cạnh đó cũng có những yếu tố nhất thời tác động đến PPP chẳng hạn như những biến động trong thị trường hàng hoá và tiền tệ.
b) Lý thuyết ngang giá lãi suất (Interest Rate Parity)
Lý thuyết ngang giá lãi suất được xây dựng dựa trên phương pháp tài sản (Stock Approach hoặc Asset model approach), đây là một phương pháp tập trung vào tiền tệ - một loại tài sản bền vững, có thể hoán chuyển nhưng không bị hư hỏng như các tài sản khác. Chẳng hạn, nếu cầu ngoại tệ không đổi, cung ngoại tệ tăng lên do thu nhập của các nhà đầu tư hoặc lợi nhuận kỳ vọng tăng lên sẽ làm cho ngoại tệ tăng giá tương đối so với nội tệ. IRP giả định sự chu chuyển vốn là tự do (bỏ qua chi phí giao dịch, thuế) và sự chu chuyển vốn là hoàn hảo, rủi ro quốc gia là như nhau. Ngay khi các áp lực thị trường làm cho lãi suất và TGHĐ thay đổi thì hoạt động kinh doanh chêch lệch lãi suất phòng ngừa không còn khả thi, thì thị trường sẽ ở trạng thái cân bằng gọi là ngang giá lãi suất. Trong thế cân bằng này, sự khác nhau giữa TGHĐ kỳ hạn và TGHĐ giao ngay giữa hai đồng tiền được bù đắp đúng bằng chênh lệch lãi suất giữa hai nước đó.
Có thể thấy rằng, trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, sự biến động của TGHĐ sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động của các thành phần trong nền kinh tế tham gia vào thương mại quốc tế (các cá nhân, doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, công ty đa quốc gia, ngân hàng…) và gián tiếp đến các thành phần còn lại của nền kinh tế. Khi TGHĐ thay đổi đưa đến sự thay đổi cung và cầu ngoại tệ trên thị trường, điều này sẽ tác động đến các biến số kinh tế vĩ mô như thu nhập quốc dân, cán cân thanh toán quốc tế, nợ nước ngoài của Chính phủ. Việc giữ ổn định TGHĐ sẽ tạo niềm tin cho các đối tác trong quan hệ
42 ngoại thương, đông thời giúp cho công chúng tin vào sự ổn định của đồng nội tệ tránh được hiện tương đô la hóa trong nền kinh tế[51].
Để thuận lợi cho quá trình quan sát sự vận động của tỷ giá hối đoái, người ta đã phân loại tỷ giá hối đoái căn cứ vào mục đích như: theo nghiệp vụ giao dịch, theo kỳ hạn, theo mối quan hệ giữa các đồng tiền với nhau.
Tỷ giá hối đoái chính thức là tỷ giá hôi đoái do cơ quan quản lý tiền tệ (thường là Ngân hàng trung ương) công bố áp dụng tại một thời điểm. Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quy định tỷ giá hối đoái chính thức là tỷ giá hối đoái bình quân liên ngân hàng. Từ tỷ giá hối đoái chính thức này các ngân hàng thương mại (NHTM) sẽ công thêm biên độ giao dịch do Thống đốc NHNN quy định để ấn định tỷ giá hối đoái mua bán ngoại tệ giao ngay, mua bán ngoại tệ có kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi ngoại tệ.
Tỷ giá hối đoái thị trường là tỷ giá hối đoái được hình thành dựa trên quan hệ của cung và cầu trên thị trường ngoại hối.
Tỷ giá hối đoái giao ngay là tỷ giá được các tổ chức tín dụng áp dụng cho những giao dịch mua bán ngoại tệ được thực hiện trong vòng hai ngày làm việc kể tử ngày giao dịch được ký kết.
Tỷ giá hối đoái kỳ hạn là tỷ giá hối đoái được các tổ chức tín dụng áp dụng cho các hợp đồng mua bán ngoại tệ được ký kết ngày hôm nay, nhưng thời điểm thực hiện hợp đồng là trong tương lai từ 1 tháng đến 1 năm và tỷ giá hối đoái giao dịch là tỷ giá hối đoái của ngày ký kết hợp đồng.
Ngoài những tỷ giá hối đoái nêu trên, còn có tỷ giá hối đoái mua vào; Tỷ giá hối đoái bán ra; Tỷ giá tiền mặt; Tỷ giá chuyển khoản; Tỷ giá mở cửa; Tỷ giá đóng cửa[42].
Để phân tích chính xác về tỷ giá hối đoái, các nhà kinh tế thường sử dụng hai khái niệm phổ biến là tỷ giá hối đoái danh nghĩa (TGHĐDN) và tỷ giá hối đoái thực (TGHĐT).
TGHĐDN thường được biểu hiện thông qua giá trị thời điểm của đồng tiền. Do đó, trong điều kiện lạm phát, người ta khó có thể phân tích sự biến động của TGHĐ thông qua TGHĐDN được, vì lạm phát đã che lấp đi sự vận động thật của TGHĐ. Để phân tích được sự biến động của tỷ giá hối đoái cần sử dụng TGHĐT tính được bằng cách loại bỏ lạm phát tại TGHĐDN.
- Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (Nominal Exchange Rate – NER hay E) là tỷ giá song phương của đồng nội tệ và đồng tiền khác mà chưa tính đến những thay đổi trong mức giá giữa hai quốc gia.
- Tỷ giá hối đoái thực là (Real echange rate – RER hay e) là chỉ tiêu phản ánh tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ, được xác định bằng tỷ giá hối đoái danh nghĩa đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát ở trong nước và ở nước ngoài. TGHĐT tăng biểu hiện sự mất giá thực, TGHĐT giảm biểu thị sự lên giá thực
43 Tỷ giá thực . * E P e P (10)
Trong đó: P là giá cả trong nước (tính bằng nội tệ) P* là mức giá cả nước ngoài (tính băng ngoại tệ)
Điểm nổi bật của tỷ giá hối đoái thực là thể hiện khả năng cạnh tranh quốc tế của một quốc gia[27].